spot_img
HomeAn ToànQuy trình bảo trì thang máy định kỳ

Quy trình bảo trì thang máy định kỳ

Để kiểm soát chất lượng, khắc phục sự cố, việc bảo trì thang máy định kỳ là cần thiết. Từ đó, phát hiện và khắc phục những vấn đề thiết bị đang gặp phải. Dưới đây là quy trình tiêu chuẩn để thực hiện việc bảo trì thang máy.

1. Tiếp nhận thông tin từ khách hàng

Đầu tiên, nhân viên kỹ thuật sẽ tiếp nhận tin từ người dùng cũng như các ghi chép về sản phẩm. Sau đó vào cabin đi thử 3 lần lên – xuống, dừng lại ở các tầng để đánh giá hoạt động sơ bộ của thang máy.

2. Bảo trì thang máy định kỳ: Kiểm tra từng bước

Bước 1: kiểm tra và làm vệ sinh buồng thang máy

  • Kiểm tra điện áp nguồn vào, các thiết bị đóng ngắt nguồn điện.
  • Kiểm tra thiết bị trong tủ điều khiển.
  • Xiết lại các vít kẹp đầu dây điện.
  • Chế độ nạp điện bộn cứu hộ.
  • Kiểm tra má phanh trái.
  • Kiểm tra và thực hiện điều chỉnh khe hở của má phanh.
  • Mức dầu trong hộp giảm tốc.
  • Độ kín khít dầu của cổ trục.
  • Tình trạng cáp thép.
  • Tình trạng của puli.
  • Bộ hạn chế tốc độ.
  • Mặt sàn phòng máy.
  • Đèn chiếu sáng, công tắc.
  • Kiểm tra cửa ra vào, khóa cửa, ổ cắm.

Bước 2: Kiểm tra giếng thang và phía trên cabin

  • Các công tắc hạn chế hành trình trên.
  • Liên kết giữa công tắc với giá đỡ.
  • Kiểm tra liên kết ray gối với giá đỡ.
  • Các bu lông nối ray.
  • Đầu treo cáp cabin.
  • Đầu treo cáp đối trọng.
  • Độ căng đồng đều của cáp thép.
  • Liên kết giữa cỡ dừng tầng với gá, gá với ray.
  • Số lượng và chất lượng dầu trong hộp ray cabin.
  • Số lượng và chất lượng dầu ở trong hộp ray đối trọng.
  • Guốc trượt trên cabin.
  • Guốc trượt trên của đối trọng.
  • Các đệm cao su chống rung.
  • Quạt thông gió.
  • Đèn chiếu sáng dọc giếng thang.
  • Cáp treo quả đối trọng ở tầng.
  • Khóa cửa tầng ở các tầng.
  • Khe hở của tầng.
  • Tiếp điện của các cửa tầng.
  • Cáp điện dọc giếng thang.

Bước 3: Kiểm tra đáy giếng thang và phía dưới cabin

  • Các công tắc hạn chế hành trình.
  • Liên kết công tắc với giá đỡ, giá đỡ vowqis ray.
  • Kiểm tra má phanh trái.
  • Má phanh phải.
  • Điều chỉnh khe hở của má phanh khi không làm việc.
  • Guốc trượt phía dưới cabin.
  • Guốc trượt dưới của đối trọng.
  • Chỗ treo và cố định cáp dẹt.
  • Công tắc giảm chấn.
  • Công tắc quá tải.
  • Công tắc bộ căng cáp.

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng trong cabin

  • Đèn chiếu sáng.
  • Điện thoại nội bộ.
  • Chuông cứu hộ.
  • Bảng điều khiển trong cabin.
  • Rãnh dẫn hướng.
  • Sensor an toàn cửa cabin.
  • Khe hở cửa tầng, độ thẳng đứng ở cửa cabin.

Bước 5: Kiểm tra và bảo dưỡng ngoài cửa các tầng thang máy

  • Bảng điều khiển.
  • Ray dẫn hướng.
  • Khe hở cửa tầng.
  • Khóa cửa ở các tầng.

Sau đó, cần chạy thang máy để kiểm tra lần cuối. Như vậy là đã kết thúc quy trình bảo trì thang máy định kỳ. Quá trình này cần được thực hiện cẩn thận với sự kiểm tra nghiêm ngặt.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Khi Bảo Trì Ô Tô Điện Tại Việt Nam, Bạn Cần Lưu Ý Điều Gì?

  2. Thời hạn của chung cư là bao nhiêu năm – Giải đáp chi tiết

  3. Bao cao su hết hạn có nên xài không? Có mang lại tác hại gì không?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular