Sạt lở núi là hiện tượng quen thuộc mà chắc chắn ai cũng đã nghe qua. Mỗi năm, toàn thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã xảy ra hàng loạt tình huống này, trở thành vấn đề nan giải của các nhà lãnh đạo. Sạt lở núi nguy hiểm như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Chúng tôi cùng các bạn giải đáp vấn đề trên qua nội dung bài viết dưới đây.
Dấu hiệu sạt lở núi
Trước khi tìm hiểu sạt lở núi nguy hiểm như thế nào? Các bạn có thể nhận biết một số dấu hiệu của hiện tượng này. Trước khi tình huống xảy ra, khu vực sinh sống xung quanh bạn chắc chắn có những thay đổi to lớn:
- Các rãnh thoát nước mưa trên sườn dốc, nhất là những nơi có dòng chảy nước tụ lại, xuất hiện dấu vết sạt, nứt.
- Cửa hay cửa sổ bị kẹt, không thể mở ra.
- Trên tường, trần, gạch hoặc nền xuất hiện nhiều vết nứt mới.
- Tường bên ngoài. lề đường, cầu thang không còn nguyên dạng.
- Mạch nước ngầm bị vỡ.
- Đường bấp bênh, phồng rộp.
- Nước phun ra từ nhiều vị trí mới trên mặt đất.
- Hàng rào, tường chắn, cột điện, cây bị nghiêng, di chuyển.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý sự thay đổi của dòng nước. Nước chuyển từ trong sang đục là dấu hiệu quan trọng cho thấy sắp có thiên tai. Khi lắng tai nghe, mọi người sẽ thấy tiếng rơi của đất, đá tăng dần, mặt đất bắt đầu dịch chuyển theo chiều dốc. Các lớp đất thụt xuống, những âm thanh lạ như tiếng cây gãy, tảng đá va chạm… có nghĩa là thiên tai sắp xảy ra.
Sạt lở núi nguy hiểm như thế nào?
Sạt lở núi là một trong những hiểm họa của con người. Thiên tai này xảy đến bất ngờ, đột ngột, nhanh chóng nên hậu quả để lại rất nghiêm trọng:
- Tính mạng con người bị đe dọa: Mỗi khi hiện tượng xảy ra, số lượng người chết, bị thượng và mất tích rất nhiều.
- Tài sản bị cuốn trôi, phá hủy.
- Thiệt hại nặng nề về chăn nuôi, trồng trọt.
- Các công trình kiến trúc không còn nguyên vẹn, bị phá hủy
- Hình thái cấu trúc địa hình bị phá vỡ.
Một số biện pháp phòng ngừa
Nhằm phòng ngừa và giảm thiểu tối đa hậu quả thiên tai gây ra, mọi người áp dụng một số biện pháp mang lại hiệu quả cao như:
- Dùng rọ đá và vải địa kỹ thuật kết hợp với nhau có khả năng chống xói mòn, rửa trôi đất đá.
- Tích cực xây dựng các công trình tường chắn trọng lực kết hợp lưới địa kỹ thuật nhằm ổn định mái dốc, phòng chống thiên tai.
- Thường xuyên trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc.
- Không thực hiện hành vi chặt phá, khai thác rừng bừa bãi.
Kết luận
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp các bạn hiểu sạt lở núi nguy hiểm như thế nào? Dấu hiệu nhận biết cũng như các cách phòng ngừa, khắc phục hiện tượng này ra sao? Từ đó, mọi người áp dụng thực hiện một số biện pháp tích cực cho môi trường, góp phần hạn chế thiên tai.
Có thể bạn quan tâm