Đất kiềm, đất chua hay đất trung tính đều mang ảnh hưởng riêng rẽ đến ngành nông nghiệp. Việc cải tạo đất, trồng trọt trên các loại đất đều cần tính toán cẩn thận. Cùng tìm hiểu về mối liên hệ giữa đất kiềm và nồng độ pH trong bài viết này nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về đất kiềm và ảnh hưởng của nó tới nông nghiệp.
Đất kiềm là gì?
Đất kiềm là một trong những hiện tượng có xuất hiện sự thay đổi tính chất hóa học của đất. Nó khiến đặc tính của đất bị thay đổi. Hiện tượng này ngược lại hoàn toàn với tình trạng đất có tính chua.
Mối liên quan giữa đất kiềm và nồng độ pH
Đất kiềm là đất có độ pH lớn hơn 7. Nguyên nhân là do nồng độ ion H+ trong môi trường này rất thấp. Quá trình này sẽ diễn ra khi các chất có tính kiềm như canxi hay magie trong môi trường đất tăng cao.
Thông thường, pH của đất kiềm sẽ nằm trong khoảng từ 7-14. Trong ngành nông nghiệp tình trạng đất kiềm không thường gặp. Tuy nhiên những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của cây trồng rất lớn.
Nguyên nhân chính gây ra đất kiềm là gì?
Như vậy bạn đã nắm được mối liên quan giữa đất kiềm và nồng độ pH. Tình trạng đất kiềm thường xuất hiện do những nguyên nhân sau đây:
- Do kết cấu đặc trưng của đất.
- Vì nhà nông sử dụng phân bón không phù hợp, bổ sung quá nhiều kiềm cho cây trồng. Khi cây không sử dụng hết chất kiềm thì nó bị tích tụ trong đất.
- Sử dụng vôi để cải tạo đất chua mà không tính toán được liều lượng hợp lý. Điều này khiến độ pH của đất trồng bị mất cân bằng.
Ảnh hưởng của đất kiềm tới cây trồng là gì?
- Khi đất kiềm xuất hiện, quá trình hoạt động và sinh trưởng của các loại vi sinh vật sẽ bị ảnh hưởng. Điều này tác động trực tiếp tới việc phân giải các chất trong đất, phân bón để làm dinh dưỡng cho cây trồng.
- Đất kiềm gây ra tình trạng vàng, úa màu trên các bộ phận non của cây.
- Làm thối rễ.
- Giảm sút nghiêm trọng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của cây.
- Giảm tỷ lệ kết hoa, kết quả.
Làm sao để khắc phục tình trạng đất kiềm?
Hiện tại, giải pháp hàng đầu vẫn là thay đổi nhận thức của người nông dân. Từ đó, thúc đẩy những hoạt động sau đây:
- Sử dụng các loại phân bón có chứa những nguyên tố gây axit hóa để bổ sung hàm lượng axit trong đất.
- Lựa chọn các loại phân bón cho cây một cách cân đối, phù hợp.
- Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ như một giải pháp bền vững để ổn định đất.
Khi đó bạn sẽ dần dần giải quyết được tình trạng đất kiềm. Từ đó, phát triển nông nghiệp bền vững hơn. Hy vọng bài viết này giúp bạn hiểu về đất kiềm và nồng độ pH của nó.
Có thể bạn quan tâm