Hiện nay, khái niệm tích lũy tư bản là gì luôn là vấn đề khiến cho các sinh viên đại học đau đầu. Việc tích lũy cũng giúp cho quyền sở hữu trong nền sản xuất hàng hóa biến thành quyền chiếm đoạt tư bản chủ nghĩa. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Tích lũy tư bản là gì?
Trong kinh tế chính trị Mác – Lenin, khái niệm tích lũy tư bản là gì? Đây là việc biến 1 bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản. Còn với các lý luận khác thì nó là sự hình thành tư bản, tức là tăng lượng vốn dạng tư bản cố định và lưu kho của tư nhân và chính phủ.
Điểm đặc trưng của hình thức này chính là tái sản xuất mở rộng, phát triển một bộ phận giá trị thặng dư thành tư bản phụ thêm. Quá trình tích lũy đã làm cho quyền sở hữu trong kinh tế hàng hóa thành quyền chiếm đọa tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên, sự biến đổi này không vi phạm quy luật giá trị.
Về tích lũy tư bản thì có thể hiểu cơ bản như sau:
- Nguồn gốc của tích lũy tư bản là giá trị thặng dư
- Tư bản tích lũy chiếm tỷ lệ lớn trong toàn bộ tư bản
- Động lực thúc đẩy tích luỹ tư bản là quy luật giá trị thặng dư và cạnh tranh
Ý nghĩa, vai trò của tích lũy tư bản
Bạn đã hiểu được tích lũy tư bản là gì? Vậy vai trò và ý nghĩa của hình thức này như thế nào?
- Hỗ trợ cho quy mô vốn càng ngày càng tăng, có điều kiện để cải tiến kỹ thuật ứng dụng thành tựu cho khoa học công nghệ, tỷ lệ cạnh tranh cao
- Giúp người dùng hiểu và nắm bắt được những nhân tố làm tăng quy mô tích lũy, vận dụng vào sản xuất kinh doanh nhằm tăng vốn, sử dụng vốn sao cho có hiệu quả
- Tăng năng suất lao động bằng các cách như: hạ giá trị cá biệt, hạ giá trị sức lao động, tăng thêm tích lũy vốn…
- Tăng khấu hao về tư liệu sản xuất, tránh được các hao mòn vô hình, có ý nghĩa lớn trong việc tăng tích lũy vốn sản xuất, sử dụng tư liệu sản xuất hiệu quả
Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô tích lũy tư bản là gì?
Ngoài việc tích lũy tư bản là gì thì các nhân tố gây ảnh hưởng đến tích lũy tư bản cũng rất quan trọng. Cụ thể là:
Trình độ bóc lột giá trị thặng dư
Thông thường, các nhà tư bản thường bóc lột sức lao động bằng phương pháp cắt xén tiền công. Công nhân bị nhà tư bản chiếm đoạt lao động thặng dư, chiếm 1 phần lao động tất yếu nhằm tăng tích lũy tư bản.
Ngoài ra, có nhà tư bản còn bóc lột bằng cách tăng cường độ lao động, tăng cường độ lao động và kéo dài thờ gian lao động nhằm tăng tích lũy cơ bản. Lúc này nhà tư bản chỉ cần mua thêm nguyên liệu là có thể tăng được khối lượng sản xuất, tận dụng được công suất của máy móc, thiết bị, nên giảm được hao mòn vô hình và chi phí bảo quản.
Trình độ năng suất lao động xã hội
Khi năng suất lao động xã hội tăng thì giá của tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng sẽ giảm. Điều này mang đến 2 hệ quả:
Với khối lượng giá trị thặng dư nhất định, phần dành cho tích lũy có thể lấn sang phần tiêu dùng trong khi đó sự tiêu dùng chỉ có bằng hoặc cao hơn
Một lượng giá trị thặng dư nhất định dành cho tích lũy có thể chuyển hóa thành khối lượng tư liệu sản xuất và sức lao động phụ sẽ nhiều hơn
Năng suất lao động tăng sẽ làm cho giá trị của tư bản cũ tái hiện dưới hình thái hữu dụng mới càng nhanh.
Sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng tăng dần
Khi sản xuất, các tư liệu lao động hao mòn dần và giá trị của chúng sẽ chuyển dần từng phần vào sản phẩm. Cho nên sẽ có sự chênh lệch giữa tư bản sử dụng và tư bản tiêu dùng. Dù như vậy nhưng trong lúc hoạt động, máy móc vẫn sẽ có tác dụng như khi còn đủ giá trị.
Máy móc càng hiện đại bao nhiêu thì sự chênh lệnh này lại càng lớn bấy nhiêu. Đó chính là điều kiện thuận lợi để tăng thêm quy mô tích lũy tư bản.
Quy mô tư bản ứng trước
Để tăng quy mô tích lũy tư bản thì cần khai thác tốt lực lượng lao động xã hội, tăng năng xuất lao động, ứng dụng triệt để máy móc, thiết bị và tăng quy mô vốn đầu tư ban đầu.
Đó là những thông tin cơ bản về tích lũy tư bản là gì? Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn.
Có thể bạn quan tâm