spot_img
HomeTài Chính Cá NhânTầm quan trọng của chính sách của FED đối với nền kinh...

Tầm quan trọng của chính sách của FED đối với nền kinh tế các nước

Tổ chức FED là nơi diễn ra nguồn tài chính quyền lực nhất thế giới, bất kì chính sách hay phát ngôn đều ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Mỹ nói chung và nền kinh tế các nước trên giới nói riêng. Vậy tổ chức FED là gì? Những nhiệm vụ nào của FED khiến cho các nước phải nhìn vào để thấy được tầm quan trọng của chính sách của FED đối với các nước.

FED là gì?

FEDeral Reserve System- viết tắt FED: là ngân hàng Trung ương Hoa Kỳ, một trong những cơ quan có nguồn tài chính quyền lực thế giới. Cơ quan này có quyền đưa ra những chính sách điều chỉnh tiền tệ, thực thi các chính sách đó mà không hề chịu bất kỳ ràng buộc nào của chính phủ Hoa Kỳ.

Như vậy, chính sách của FED hoạt động hoàn toàn tự lập không chịu sự can thiệp của bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cả. Nói một cách khác, cơ quan này gần như giữ toàn quyền quyết định thông qua việc điều chỉnh lãi suất, bơm tiền vào thị trường. Những nhiệm vụ chính của FED là gì?

FED gồm có 4 nhiệm vụ sau:

  1. Hoạt động chính sách tiền tệ quốc gia thông qua các điều kiện tiền tệ và tín dụng nhằm làm tăng tối đa việc làm, gây ổn định giá cả và lãi suất dài hạn
  2. Các tổ chức ngân hàng luôn đảm bảo giám sát, quy định về hệ thống tài chính và an toàn quốc gia,từ đó đảm bảo quyền tín tín dụng của người tiêu dùng.
  3. Kiềm chế được các rủi ro và duy trì ổn định nền kinh tế tránh phát sinh từ thị trường tài chính
  4. Dịch vụ tài chính được cung cấp cho mọi tổ chức, bao gồm cả chính phủ Hoa Kỳ, đảm bảo vận hành tốt tất cả mạng lưới chi trả quốc gia.

Vì sao các nước thường nhìn vào chính sách của FED?

Từ những nhiệm vụ của FED  là cơ quan kiểm soát, quyết định đồng USD và  gián tiếp kiểm soát thị trường kinh tế các nước.Nhờ những công cụ chính của FED nên các nước thường xuyên nhìn vào chính sách của FED để đảm bảo các rủi ro gây ra.

  • Khi mua bán trái phiếu chính chủ: Khi FED mua trái phiếu chính chủ thì tiền sẽ thêm vào lưu thông, lãi suất và chi tiêu giảm xuống và gia tăng lượng vay ngân hàng. Còn nếu bán trái phiếu chính phủ thì sẽ tác động ngược lại làm khan hiếm và gia tăng lãi suất dẫn đến vay nợ ngân hàng khó khăn.

  • Lượng tiền mặt và dự trữ đều quy định: Các thành viên trong ngân hàng cho vay một lượng lớn tiền mà nó quan lý, thì FED sẽ yêu cầu các ngân hàng này phải dự trữ một phần tiền này làm cho khoản vay giảm, lãi suất tăng lên gây khó khăn cho tài chính.
  • Lãi suất từ khoản vay của FED giảm đi: Thành viên ngân hàng vay tiền từ FED để chi trả các nhu cầu ngắn hạn, lãi suất mà FED đưa ra cho các khoản vay này gọi là lãi suất được chiết khấu. Hoạt động này tuy nhỏ về mặt số lượng tiền nhưng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh tế của doanh nghiệp.

Lời kết

Ngày nay, đồng USD vẫn đóng vai trò quan trọng trong vị thế là đồng tiền chung của hệ thống thương mại toàn cầu, nhờ đó chính sách của FED có tầm quan trọng tác động trực tiếp đến nền kinh tế của Hoa Kỳ và các nước trên thế giới. Cho dù bất kỳ động thái nào của FED đều là mối quan tâm và tác động đến trực tiếp của toàn cầu.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular