Bị phỏng bô xe máy có nguy hiểm không? Mức độ nguy hiểm của việc phỏng bô xe máy như thế nào? Làm sao để sơ cứu vết phỏng bô xe máy? Những câu hỏi này là thắc mắc của rất nhiều người đối với vết thương do phỏng xe. Nếu bạn đang lo lắng với vấn đề này thì hãy tìm hiểu thông tin qua bài viết hôm nay của chúng tôi ngay bây giờ nhé!
3 cấp độ phỏng bô xe máy
Đối với câu hỏi “Phỏng bô xe máy có nguy hiểm không?”, chúng tôi sẽ đưa ra 3 cấp độ phỏng bô xe cho bạn thấy những tiềm ẩn nguy hiểm của việc này như sau:
- Phỏng bô xe máy ở cấp độ 1 sẽ có triệu chứng phỏng bình thường. Vết bỏng không gây ảnh hưởng đối với bề mặt da và biểu bì da. Da chỉ đỏ lên và đau nhẹ ở cấp độ này.
- Khi bị phỏng bô xe máy ở cấp độ 2, vết thương có di chứng và dấu hiệu nặng hơn cấp độ 1. Lúc này, da và lớp hạ bì đã bị ảnh hưởng. Vết bỏng cấp độ 2 xuất hiện những vết bỏng rộp, gây đau rát dữ dội và da có màu đỏ đậm.
- Mức độ 3 là cấp độ phỏng nặng nhất và nguy hiểm nhất. Vết thương do bị phỏng không chỉ gây ảnh hưởng lớp biểu bì mà có thể làm chân bì sâu bên trong lớp da bị “chết”. Không chỉ vậy, thần kinh ở dưới lớp da và cả xương đều có thể bị hủy hoại. Vết thương phỏng ở độ 3 khiến da bị thâm đen, lên vết rộp to và da không có khả năng tự hồi phục, tái tạo. Nói cách khác, da người khi bị phỏng ở mức độ 3, sẽ trở thành da chết.
Những lưu ý khi sơ cứu vết phỏng bô xe máy
“Sơ cứu không đúng cách vết phỏng bô xe máy có nguy hiểm không?” Câu trả lời tất nhiên là “Có!”. Vậy sơ cứu vết phỏng như nào là đúng cách? Chúng tôi sẽ chỉ cho các bạn những lưu ý khi sơ cứu vết phỏng bô xe ngay bây giờ:
- Trong nước đá lạnh có chứa các vi khuẩn gây hại, nhiệt độ lạnh của nó khiến các tế bào da bị đông cứng hoặc làm da bị hoại tử ướt, phỏng lạnh và làm co cơ, co mạch máu da. Vì vậy, bạn chỉ nên sơ cứu bằng nước sạch, máy để tránh da bị nhiễm trùng nặng, dẫn đến hoại tử da.
- Không được bôi kem đánh răng lên vết bỏng để tránh hóa chất chứa kiềm trong kem đánh răng xâm nhập vào vết thương bỏng thuận lợi cũng như tránh việc vùng da bôi kem bị hóa chất kiềm làm phỏng.
- Tuyệt đối không chọc vỡ bóng nước của vết phỏng. Những bóng nước này có chứa dịch làm mát, ngăn cách lớp da chết với các tế bào dưới da, bảo vệ cho những tế bào non nớt của da, bảo vệ da không bị hoại tử bởi các vi khuẩn, vi rút gây bệnh.
- Các mẹo dân gian đều có chứa vi khuẩn gây hại cho da trong những nguyên liệu sơ cứu. Các vi khuẩn này có thể khiến người bị phỏng bô xe máy trở nặng tới mức độ cần phẫu thuật.
- Những chất liệu vải mặc cứng, bó, không thông thoáng sẽ cọ xát khiến lớp sừng ở da bong tróc, làm nóng vết thương và khiến vết thương bị lan ra, nhiễm trùng nặng.
Lời kết
Ở bài viết này, chúng tôi đã chỉ ra 3 mức độ phỏng bô xe máy để trả lời cho câu hỏi “Phỏng bô xe máy có nguy hiểm không?”. Hãy luôn cẩn thận trong việc giữ gìn sức khỏe bản thân của bạn, và đừng quên những lưu ý khi sơ cứu vết phỏng bô xe.
Có thể bạn quan tâm