Chi phí xử lý nước thải nhà máy có đắt không mà khiến nhiều doanh nghiệp băn khoăn đến vậy. Hiện nay vấn đề xử lý nước thải công nghiệp khá quan trọng, cần được xử lý đúng cách để doanh nghiệp, nhà máy hoạt động hợp pháp. Tuy nhiên chi phí xử lý 1m3 nước thải khoảng bao nhiêu tiền vẫn được nhiều người thắc mắc. Chính vì thế, bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết đáp án nhé.
Hỏi đáp: Chi phí xử lý nước thải nhà máy có đắt không?
Theo Bộ luật ban hành tại nước ta, quá trình xử lý nước thải công nghiệp, nhà máy là điều bắt buộc để đảm bảo an toàn cho môi trường và con người. Đối với những đơn vị mới hoạt động, hầu hết thường băn khoăn chi phí xử lý nước thải nhà máy có đắt không?
Thực tế mức giá xử lý nước thải cũng tốn rất nhiều chi phí, cụ thể trên thị trường hiện nay bảng giá thường được áp dụng trong vòng 3.603 VNĐ/m3. Nếu nước thải có hàm lượng COD dao động từ 200mg/l đến 1000mg/l. Đối với hàm lượng COD cao hơn (từ 1.000mg/l đến 2.000mg/l) thì mức giá xử lý 1m3 khoảng 12.000 VNĐ. Nhìn chung hàm lượng COD có trong nước thải càng cao thì chi phí xử lý sẽ càng đắt.
Yếu tố ảnh hưởng tới chi phí xử lý nước thải nhà máy
Việc xử lý nước thải có nhiều thao tác phức tạp, chính vì thế nhà máy cần xem xét nhiều khía cạnh để đảm bảo chi phí tối ưu. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp một số yếu tố ảnh hưởng tới mức giá xử lý 1m3 nước thải của nhà máy, bạn hãy tham khảo nhé.
1.Chất lượng nước thải
Mỗi một ngành nghề hoạt động của nhà máy sẽ có chất lượng nước thải khác biệt. Ví dụ một cách dễ hiểu thì ngành sản xuất giấy và kim loại sẽ có chất lượng nước thải ra ngoài môi trường như sau:
- Sản xuất giấy: Quy trình xử lý cần tích hợp nhiều nguyên liệu chuyên dụng và ứng dụng phương pháp oxy hoặc phương pháp sinh học. Bởi nước thải của ngành này thường chứa nhiều tạp chất, đặc biệt là keo tụ lắng lọc.
- Sản xuất kim loại: Xử lý nước thải của ngành này cần tốn thêm chi phí xây dựng bồn bể, máy bơm chìm, máy khuấy, máy bơm định lượng hóa chất và thiết bị đo pH để kiểm soát chất lượng.
2.Các thiết bị xử lý nước thải
Khi nhà máy chọn mua thiết bị xử lý nước thải, tốt nhất nên cân nhắc tới các yếu tố quyết định mức giá sản phẩm như xuất xứ, chủng loại, kiểu dáng,… Sản phẩm được sản xuất bởi thương hiệu lớn thì giá bán lại càng đắt đỏ.
3.Lưu lượng xử lý và chế độ xả thải
Chi phí hoạt động xử lý nước thải cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chi phí mà doanh nghiệp cần chi trả. Nếu đơn vị có chế độ xả thải liên tục với lưu lượng thấp thì mức giá sẽ rẻ hơn nhiều so với việc xử lý nước thải không ổn định với lưu lượng lớn.
Lời kết
Việc nhiều đơn vị băn khoăn về chi phí xử lý nước thải nhà máy có đắt không thực ra không quá khó hiểu. Bởi kinh doanh ai cũng muốn giảm thiểu khoản phí đầu tư nhất có thể. Mong rằng sau khi tham khảo nội dung vừa được chia sẻ, bạn đã hiểu rõ hơn và biết cách xây dựng quy trình xử lý nước thải phù hợp, tiết kiệm cho doanh nghiệp của mình.
Có thể bạn quan tâm