Thẩm phán là một trong những nghề cao quý và là niềm mơ ước của nhiều bạn học luật. Nghề thẩm phán chính là người bảo vệ công lý trong xã hội. Vậy để làm được công việc này bạn cần đáp ứng những điều kiện gì? Có những thuận lợi và thách thức như thế nào?
Thẩm phán là gì?
Thẩm phẩn là người được bổ nhiệm và làm việc trong Tòa án . Nhiệm vụ chủ yếu của họ là xét xử, giải quyết những vụ án và các công việc khác thuộc thẩm quyền của Toà.
Điều kiện cần và đủ để trở thành thẩm phán
Để trở thành thẩm phán bạn cần đáp ứng những điều kiện dưới đây:
- Là công dân nước Việt Nam, luôn trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Để trở thành thẩm phán bạn cần có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng.
- Liêm khiết, trung thực.
- Có thái độ kiên quyết để bảo vệ lẽ phải.
- Tốt nghiệp cử nhân Luật.
- Đã có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
- Đảm bảo sức khỏe để hoàn thành tất cả công việc, nhiệm vụ được giao.
Công việc của nghề thẩm phán
Những người làm nghề thẩm phán sẽ phụ trách những công việc dưới đây:
- Thẩm phán sẽ là người chủ trì các buổi xét xử, điều trần liên quan đến các lĩnh vực của xã hội.
- Nghiên cứu các vấn đề, lĩnh vực theo luật pháp.
- Đọc và phân tích, đánh giá các thông tin từ tài liệu, báo cáo.
- Thẩm phán là người lắng nghe và xem xét các lập luận cũng như xác định bằng chứng đưa ra đã đủ, chính xác hay chưa.
- Trong các buổi xét xử thẩm phán sẽ có quyền quyết định giam giữ người tình nghi đồng thời là người phê duyệt lệnh bắt giữ.
- Áp dụng và thực hiện luật để đưa ra phán quyết, giải quyết tranh chấp giữa hai bên.
Thuận lợi và thách thức của nghề thẩm phán
Khi trở thành thẩm phán bạn sẽ có nhiều thuận lợi nhưng cũng có nguy cơ đối diện với nhiều thách thức. Cụ thể như sau:
Thuận lợi:
- Thẩm phán là người đại diện cho nhà nước quyết định người có phạm tội hay không để đưa ra án phát trừng trị phù hợp.
- Tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm đồng thời xây dựng phương pháp xử lý công việc một cách chính xác.
- Khi tiến hành xét xử người làm thẩm phán sẽ biết thêm được lý do tại sao bị cáo lại có hành động như vậy.
- Thẩm phán sẽ là người trung gian phân tích và chỉ ra cho các bên mục đích của sự hoà giải và nếu đàm phán thành công sẽ không phải mở phiên toà xét xử.
Thách thức:
- Để làm nghề thẩm phán phải trải qua nhiều cuộc thi, đòi hỏi bạn không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, bản lĩnh nghề nghiệp và đạo đức tốt để không lạm dùng quyền hạn của mình gây tổn hại cho xã hội.
- Trở thành thẩm phán bạn phải chịu được áp lực công việc lớn.
Kết luận
Như vậy có thể nói, nghề thẩm phán mang trách nhiệm bảo vệ công lý, con người và quyền công dân nên luôn sẽ được nhân dân kính mến và tôn trọng. Do đó, khi được bổ nhiệm chức danh này đó là niềm tự hào, là mục tiêu phấn đấu của những ai đang làm trong Tòa án. Cùng với sự nỗ lực họ cũng phải cố gắng vượt qua áp lực mới có thể gắn bó và cống hiến hết mình cho nghề.
Có thể bạn quan tâm