Bệnh nghề nghiệp là vấn đề mà tất cả người lao động đều quan tâm trước khi quyết định có vào làm việc ở một môi trường nào đó hay không. Hãy cùng tìm hiểu bệnh nghề nghiệp là gì? Những loại bệnh nghề nghiệp hay gặp để có cho mình những sự lựa chọn đúng đắn nhé.
Bệnh nghề nghiệp là gì?
Bệnh nghề nghiệp là bệnh đặc trưng của nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp do tác động xấu của môi trường làm việc gây ra. Khi người lao động làm việc thường xuyên, kéo dài trong một môi trường độc hại nào đó thì khả năng nhiễm bệnh nghề nghiệp khá cao. Trên cơ sở nghiên cứu và khảo sát bệnh, nhà nước đã có những quy định cụ thể, chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cho người lao động. Đây được xem là một chế độ đãi ngộ xứng đáng cho những người lao động đang làm việc trong các môi trường độc hại.
Những loại bệnh nghề nghiệp phổ biến hiện nay
Đến nay, đã có 34 loại bệnh nghề nghiệp thuộc 5 nhóm bệnh được nhà nước công nhận và được quyền hưởng đãi ngộ bảo hiểm như:
- Nhóm I: Các bệnh bụi phổi ( silic, amiăng, bông, Talc, than), phế quản ( phế quản mạn tính, hen nghề nghiệp)
- Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp như: Chì, mangan, benzen, thủy ngân, asen, trinitrotoluen, nicotin, cacbon monoxit, cadimi và hóa chất bảo vệ thực vật.
- Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lý như: Bệnh điếc, giảm áp nghề nghiệp, rung toàn thân, rung cục bộ, tia phóng xạ, đục thủy tinh thể.
- Nhóm IV: Các bệnh liên quan đến da như: Nốt dầu, sạm da, viêm da tiếp xúc crom, viêm da tiếp xúc môi trường lạnh ẩm ướt kéo dài, viêm da tiếp xúc với cao su tự nhiên và các phụ gia cao su.
- Nhóm V: Các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn nghề nghiệp như: Bệnh Leptospira, viêm gan virus B, bệnh lao, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp, viêm gan virus C nghề nghiệp và bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.
Các biện pháp khắc phục giảm thiểu bệnh nghề nghiệp
- Cơ sở sản xuất cần làm giảm các yếu tố độc hại bằng cách lắp đặt thông gió, hút bụi theo mô hình kín,… Lắp đặt máy móc hiện tại ít tiếng ồn.
- Trang thiết bị phòng hộ cho lao động. Tiến hành dán nội quy, quy định trong nhà xưởng để người lao động nắm rõ.
- Thường xuyên tổ chức, kiểm tra, đo lường môi trường lao động để phát hiện kịp thời những yếu tố gây hại cho sức khỏe người lao động.
- Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp thường xuyên theo định kỳ.
- Phối hợp với Sở lao động lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra môi trường lao động theo quy định.
Lời kết
Trên đây là nội dung bài viết bệnh nghề nghiệp là gì? Nếu bạn đang làm trong một môi trường độc hại thì nên tìm hiểu thật kỹ để có kiến thức tốt bảo vệ sức khỏe cho mình nhé.
Có thể bạn quan tâm