Hội chứng kiệt sức là gì? Đây là một tình trạng nghiêm trọng của cơ thể đang được nhắc đến rất nhiều. Nếu không được chăm sóc kịp thời, người mắc bệnh này có thể đối diện với nhiều vấn đề trong cuộc sống. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn rõ hơn về hội chứng này.
Hội chứng kiệt sức là gì?
Đặt vấn đề
Hội chứng kiệt sức còn có tên gọi khác là hội chứng Burnout. Đây là một rối loạn liên quan tới công việc, áp lực công việc mà bản thân nó có nguồn gốc tâm lý xã hội. Thông thường, hội chứng này gặp ở những điều kiện làm việc căng thẳng.
Khái niệm Burnout được nhắc đến lần đầu tiên vào năm 1947, được Freudenberger mô tả trạng thái kiệt sức. Thông thường trạng thái này là cả về cảm xúc và tinh thần.
Bản chất của hội chứng kiệt sức là gì? Nguyên nhân là gì?
Theo Maslach và Leiter, hội chứng này là một phản ứng căng thẳng tâm lý kinh niên trong công việc. 3 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là:
- Cảm giác hoài nghi, tách rời công việc.
- Sự cạn kiệt cảm xúc.
- Cảm giác không hiệu quả, thiếu cảm nhận về hoàn thành công việc.
Trong đó, đặc điểm nổi bật nhất của hội chứng cạn kiệt cảm xúc chính là tình trạng gia tăng sự kiệt quệ về tinh thần. Đẩy người mắc phải hội chứng này vào tình trạng mệt mỏi, khó chịu.
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới hội chứng này
Tình trạng kiệt sức là kết quả của một quá trình dài, với nhiều yếu tố gây nên. Dưới đây là những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng nhất:
- Lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp: Chẳng hạn giáo viên, bác sĩ, ngành y dược, quản lý nhân sự thường có tỷ lệ mắc chứng kiệt sức cao hơn.
- Đặc trưng nghề nghiệp: Những ngành nghề có áp lực cao khiến nguy cơ kiệt sức tăng lên.
- Đặc điểm nhân khẩu: Dân tộc, quốc gia, giới tính, tuổi, số lượng con, tình trạng hôn nhân, địa vị, học vấn… Đây đều là những yếu tố tác động tới nguy cơ bị kiệt sức.
Hậu quả của hội chứng kiệt sức là gì?
Hội chứng này nếu không được kiểm soát tốt sẽ gây nên nhiều vấn đề. Những ảnh hưởng nghiêm trọng nhất phải kể đến là nhức đầu, mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, trầm cảm, bực bội thường xuyên. Thậm chí, nó còn có thể gây rối loạn thần kinh dẫn tới nhiều mối nguy hiểm khác.
Làm sao để phòng tránh hội chứng kiệt sức?
- Hãy xây dựng các mối quan hệ lành mạnh tại công sở.
- Lựa chọn nghề nghiệp phù hợp.
- Nghỉ ngơi một cách hiệu quả.
- Tham gia những chương trình giải trí hữu ích.
Đặc biệt, đừng quên chú ý tới tình trạng cảm xúc, tinh thần của mình. Từ đó, đi khám ngay khi có vấn đề bất thường. Từ đó, hiểu hội chứng kiệt sức là gì và chăm sóc cơ thể thật tốt.