Công nghiệp phát triển, khí ga trở thành nguyên liệu quan trọng đốt cháy dùng cho sinh hoạt gia đình. Tuy nhiên đi kèm với đó là nguy hiểm rình rập từ những vụ rò rỉ khí ga. Vậy rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào?
Nguyên nhân làm rò rỉ khí ga
Nguyên nhân làm rò rỉ khí ga
Trước khi tìm hiểu rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào, bạn cần phải biết nguyên nhân khiến khí ga rò rỉ. Có rất nhiều yếu tố dẫn đến sự cố nguy hiểm này, cụ thể là:
+ Các ống dẫn cao su bị hỏng do quá cũ, bị nứt trong quá trình sử dụng.
+ Van nối với ống dẫn hoặc van điều áp bị lỏng lẻo do việc tháo lắp không cẩn thận.
+ Nước tràn vào bếp làm tắt lửa, tuy nhiên ga vẫn bơm liên tục. Lúc này ga không được đốt cháy dẫn đến hiện tượng rò rỉ khí.
Rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào?
Rò rỉ khí ga không chỉ gây ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây nguy hiểm tính mạng. Khi hít phải khí gas, lúc này gas chiếm hết không khí trong phổi dẫn đến hiện tượng nghẹt thở do thiếu oxy. Ngoài ra khí ga còn ảnh hưởng đến não bộ, gây ra triệu chứng chóng mặt, buồn nôn.
Rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào?
Trường hợp nặng hơn, người hít phải khí gas sẽ mất kiểm soát, bị ảo giác đến mức bất tỉnh. Khi lặp lại nhiều lần tình trạng này khiến nạn nhân bị xuất huyết não, co giật. Rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào cho tim? Bạn có biết, khi bị ngộ độc ga, nhịp tim tăng lên, tế bào máu giảm ảnh hưởng nặng nề đến phổi.
Đâu chỉ có vậy, nó còn dẫn đến tai nạn nổ khí ga. Các tai nạn thương tâm như bỏng nặng, tử vọng,… là điều khó tránh khỏi. Nếu gia đình có con nhỏ, khí ga ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của con nhỏ.
Phòng tránh nổ khí gas
Gas hay những vật dễ gây cháy nổ luôn tiềm ẩn nguy hiểm. Hiểu được rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh giúp bảo vệ an toàn cho gia đình và người thân.
Những cách phòng tránh nổ khí gas
+ Nên để bình gas tránh xa nơi nóng, tia lửa thậm chí là lửa trực tiếp từ bếp lò.
+ Thường xuyên kiểm tra van điều áp có bị hư hỏng hoặc bị nứt hay không. Nếu có phải thay gấp hoặc nhờ nhân viên gas đến xem xét, xử lý. Trường hợp các ống đã sử dụng quá lâu cũng nên thay mới định kỳ dù không hỏng hóc.
+ Không được trực tiếp tháo van gas để kiểm tra. Không để khí gas tiếp xúc với mắt.
Rò rỉ khí gas nguy hiểm thế nào, cách phòng tránh ra sao đều được đề cập trong bài viết này. Bảo vệ an toàn cho gia đình và người thân bằng những việc nhỏ nhất, như là kiểm tra đường dẫn gas định kỳ nhé.
Có thể bạn quan tâm