spot_img
HomeKhám pháĐôi nét về nghề đánh bắt hải sản tại Việt Nam

Đôi nét về nghề đánh bắt hải sản tại Việt Nam

Nghề đánh bắt hải sản đã có lịch sử lâu đời tại Việt Nam, nhất là đối với người dân ven biển thì đây là nghề truyền thống, nuôi lớn bao thế hệ từ xưa đến nay. Vậy bạn đã hiểu gì về nghề này tại Việt Nam hay chưa? Nếu chưa hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua nội dung bài viết dưới đây.

Nghề đánh bắt hải sản Việt Nam đã có từ rất lâu

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài nên tiềm năng khai thác hải sản là rất lớn. Theo đó, bình quân cứ 100km2 đất liền tại Việt Nam sẽ có 1km đường bờ biển – con số này cao gấp 6 lần so với trung bình của thế giới. Vì sở hữu đường bờ biển dài nên khai thác thủy – hải sản tại nước ta có nhiều lợi thế và đã phát triển từ rất lâu. Đây có thể coi là một trong những nghề truyền thống, có lịch sử lâu đời.

Vì là nghề truyền thống nên đến nay ngoài cách thức đánh bắt hiện đại thì nhiều cách đánh bắt hải sản thủ công vẫn được người dân thực hiện. Có thể kể đến như nghề chài, nghề chã, nghề câu mực, câu cá song, nghề đánh cá đèn, nghề đào sái sùng…

Tiềm năng đánh bắt hải sản tại Việt Nam

Vùng biển nước ta có rất nhiều tiềm năng để phát triển nghề đánh bắt hải sản với các con số được Viện Nghiên cứu hải sản Việt Nam công bố:

  • Số lượng loài cá tại vùng biển nước ta lên đến hơn 2.458, bao gồm nhiều họ, bộ khác nhau. Trong đó, loài có giá trị kinh tế cao là khoảng 110.
  • Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta/năm là khoảng 5 triệu tấn. Trong khi đó, 2,3 triệu tấn là trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm.
  • Có hơn 1.800 loài động vật thân mềm ở Biển Đông như mực, hải sâm…
  • Trữ lượng hải sản từng vùng cũng rất tiềm năng và lợi thế. Theo đó, trữ lượng 681.200 tấn đối với vùng, vịnh Bắc Bộ. Trữ lượng hải sản vùng biển miền Trung khoảng 606.400 tấn. Trữ lượng vùng biển Tây Nam Bộ khoảng 506.700 tấn. Trữ lượng vùng biển Đông Nam Bộ khoảng 2.075.900 tấn. Sản lượng khai thác cho phép mỗi năm ở từng vùng thường dao động trong khoảng 1/3 đến ½ trữ lượng hải sản của mỗi vùng.

Những thách thức

Bên cạnh tiềm năng thì đánh bắt hải sản tại Việt Nam cũng tồn tại nhiều thách thức. Có thể kể đến như:

  • Số lượng tàu đánh bắt hải sản tương đối lớn nhưng đa phần là tàu nhỏ, công suất thấp…
  • Việt Nam chủ yếu tập trung khai thác hải sản ven bờ nên nguồn hải sản dần cạn kiệt. Trong khi khai thác xa bờ cũng nằm trong ngưỡng xấp xỉ của khai thác bền vững theo dự báo.
  • Do tố lốc, lũ lụt nên diện tích vùng triều, bãi biển giảm mạnh. Hoạt động đánh bắt hải sản bị cản trở do quá trình khai thác cát trái phép ngày càng nghiêm trọng.
  • Môi trường sống của nhiều loài hải sản bị hủy hoại ô nhiễm do quá trình đô thị hóa cũng như việc xây dựng các đầm nuôi trồng thủy hải sản, công trình ven biển.

Kết luận

Trên đây là một số thông tin về nghề đánh bắt hải sản tại Việt Nam. Hy vọng các cơ quan ban ngành sẽ có kế hoạch phù hợp để việc khai thác, đánh bắt hải sản được bền vững.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Vì sao nên mang ủng ở chợ hải sản

  2. Tàu cá có được cấp an toàn thực phẩm hay không?

  3. Muốn Biết Cá Đông Lạnh Có Tốt Hơn Cá Tươi Thì Dựa Vào Đặc Điểm Nào?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular