spot_img
HomeTài Chính Cá NhânĐầu tư vào Giáo dục Đại học ở nước ta ra sao?

Đầu tư vào Giáo dục Đại học ở nước ta ra sao?

Ngân sách đầu tư vào Giáo dục Đại học luôn là chủ đề nhận được sự quan tâm lớn. Và với một đất nước được chú ý nhiều về giáo dục như Việt Nam, mức ngân sách đổ vào giáo dục luôn được bàn tán. Vậy mức đầu tư đó hiện ra sao? Cùng tìm hiểu nhé.

Việt Nam đang đầu tư vào Giáo dục Đại học bao nhiêu?

Số liệu mới nhất cho thấy, năm 2020 Việt Nam chỉ đầu tư vào giáo dục đại học với mức 0,23% GDP. Đây là một mức thấp đến đáng kinh ngạc so với những nền kinh tế trong khu vực. Thậm chí so với những nước có kinh tế tương đương, đây cũng là một con số cực thấp.

Chính vì vậy, vấn đề Tự chủ trong giáo dục Đại học thời gian qua luôn là chủ đề nóng. Nó được Quốc hội, các ban ngành chú ý rất nhiều như một hướng đi mới. Từ đó cải thiện chất lượng giáo dục, mang tới môi trường học tập tốt cho sinh viên.

Hậu quả của tình trạng đầu tư vào Giáo dục Đại học thấp là gì?

Mức độ tiếp cận giáo dục đại học còn thấp

Nhìn nhận thực tế, 80% nguồn thu của các trường ĐH là nguồn học phí của sinh viên. Điều này khiến gánh nặng thu học phí của các trường tăng cao. Điều này khiến việc tuyển sinh theo quỹ phúc lợi không được đồng đều.

Hậu quả dễ thấy nhất chính là có rất nhiều bạn trẻ đủ trình độ nhưng không có khả năng tiếp cận giáo dục Đại học. Điều này thực sự là thiếu sót trong quá trình đẩy mạnh giáo dục nước nhà.

Việc chuyển giao nghiên cứu ở Đại học cực thấp

Khi chất lượng giáo dục Đại học không đảm bảo, việc nghiên cứu chuyên sâu, chuyển giao công nghệ rất tệ. Không có chi phí tốt, các nghiên cứu sinh, giảng viên khó lòng tập trung vào chuyên môn nghiên cứu. Từ đó khiến chất lượng các công trình nghiên cứu ở Việt Nam không cao.

Thiếu hụt nhân sự giáo dục Đại học chất lượng cao

Thời gian qua, rất nhiều trường ĐH than vãn về việc không thể tuyển được cán bộ, giảng viên. Điều này cũng dễ hiểu khi nguồn lực, mức lương của họ không thể thu hút được nhân tài. Và mọi người chỉ có thể trông đợi tình trạng này thay đổi khi ngân sách đổ vào giáo dục của nhà nước tăng lên.

Thiếu đi các chương trình hỗ trợ tài chính cho sinh viên

Có nhiều sinh viên khó khăn cần hỗ trợ tài chính để tiếp tục học tập. Cũng có nhiều sinh viên cần tới các chương trình hỗ trợ để có chương trình nghiên cứu chuyên sâu. Nhưng các trường Đại học hầu như không đủ khả năng để hỗ trợ.

Chính vì vậy, giới chuyên gia đều hy vọng mức đầu tư vào giáo dục Đại học nước ta sẽ tăng lên trong thời gian tới. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho giảng viên cũng như học viên trong học tập và nghiên cứu.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular