Những thông tin an toàn bổ ích

Vì sao không nên đọc lén nhật ký của con

Khi đế tuổi vị thành niên, những đứa trẻ thường có thói quen viết ra những cảm xúc tâm trạng vui buồn của mình mỗi ngày ra 1 cuốn nhật ký riêng và không muốn chia sẻ với bất cứ ai, kể cả cha mẹ hay bạn thân. Tuy nhiên, vì tò mò nên có rất nhiều phụ huynh đã lén mở ra xem và cho rằng việc này là hoàn toàn bình thường. Vậy lý do vì sao không nên lén đọc nhật ký của con?

Những lý do không nên đọc trộm nhật ký của con

Nếu bạn là những bậc cha mẹ và vẫn đang có thói quen đọc trộm nhật ký của con thì nên bỏ thói quen này vì những lý do sau:

Trẻ cảm thấy không được cha mẹ tôn trọng

Theo các nhà tâm lý, nhật ký là không gian bí mật nhất của trẻ, là nơi để chúng bày tỏ hết mọi tâm trạng buồn vui trong cuộc sống,..chúng viết nhật ký để ghi lại những tâm sự thường ngày không muốn thổ lộ với ai. Qua đó mong muốn giảm bớt áp lực và xoa dịu vết thương trong lòng.

Tuy nhiên, khi thế giới nội tâm của chúng bị cha mẹ xem trộm, thì chúng sẽ có cảm giác như bị lột trần trước mặt người khác, không còn chút bí mật riêng tư nào và cảm thấy không được tôn trọng.

Quan hệ tình cảm rạn nứt

Việc bị cha mẹ đọc trộm nhật ký không những khiến trẻ có cảm giác không được tôn trọng mà còn khiến cho quan hệ tình cảm bố, mẹ con rạn  nứt. Trẻ sẽ luôn nghĩ mình bị cha mẹ nghi ngờ, giám sát khiến đôi bên mất niềm tin. Lâu dần chúng sẽ giữ khoảng cách với những người đã sinh ra chúng.

vì sao không nên lén đọc nhật ký của con

Trẻ dễ bị trầm cảm, stress

Hành vi xem trộm nhật kí của phụ huynh sẽ khiến trẻ cảm thấy lo sợ, bất an, đề phòng và không giám viết ra những suy nghĩ chân thực của mình trong đó. Điều này đồng nghĩa với việc chúng không thể giải toả tâm lý nên sẽ dễ dẫn đến bị trầm cảm, stress.

Lời kết

Chắc hẳn đọc đến đây, các bạn cũng đã hiểu được lý do vì sao không nên lén đọc nhật ký của con. Nếu cha mẹ muốn tìm hiểu tình hình của con thì hãy thẳng thắn trò chuyện và gần gũi để dần hiểu được thế giới nội tâm của con hơn, qua đó tìm ra hướng đi đúng đắn để giúp trẻ khôn lớn, trường thành hơn nhé!

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Trẻ em bị stress, làm sao để nhận biết?

  2. Hiểu về quyền trẻ em – Bộ truyện thiếu nhi ai cũng nên đọc

  3. Những điều nên tránh làm tổn thương trẻ em mà cha mẹ cần biết