Có lẽ trong cuộc sống chúng ta thường nghe nhiều đến các hành vi cưỡng bức. Chẳng hạn đó là cưỡng bức mại dâm, cưỡng bức lao động đặc biệt là cưỡng bức tinh thần và cưỡng bức thân thể luôn được chúng ta nghe nhiều đến. Vậy cưỡng bức là gì? So sánh cưỡng bức tinh thần và cưỡng bức thân thể khác nhau như thế nào? Nội dung bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu cụ thể nhé!
Tìm hiểu cưỡng bức là gì?
Cưỡng bức là gì? Chúng ta có thể hiểu cưỡng bức chính là hành vi sử dụng vũ lực, đe dọa hoặc các thủ đoạn khác. Những thủ đoạn này để uy hiếp tinh thần để buộc người khác làm hay không làm một việc gì đó trái với mong muốn của người đó.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể và chi tiết về cưỡng bức là gì. Chính vì thế khi dựa vào khái niệm cưỡng bức theo từ điển Tiếng Việt và một số tội danh có dấu hiệu của hành vi cưỡng bức thì chúng ta có thể rút ra được khái niệm này.
Cưỡng bức thân thể và cưỡng bức tinh thần khác nhau như thế nào?
Sau khi đã nắm bắt được cưỡng bức là gì? Chúng ta có thể so sánh giữa cưỡng bức tinh thần và cưỡng bức thân thể thì có sự khác nhau như thế nào.
Theo đó, cưỡng bức về tinh thần sẽ là trường hợp một người bị đe dọa hoặc uy hiếp gây nên thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe hay tài sản hoặc những lợi ích khác. Người bị cưỡng bức vì sợ bị thiệt hại nên đã hành động hoặc không hành động đã gây nên hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Nếu như người bị cưỡng bức hoàn toàn bị tê liệt về ý chí không còn cách nào khác thì buộc phải hành động theo ý muốn của kẻ cưỡng bức. Sẽ không chịu trách nhiệm về mặt hình sự. Chẳng hạn như một tên tội phạm sử dụng súng để uy hiếm một người mẹ phải bóp cổ cho đứa con chết để tránh sự truy tìm của nhà chức trách.
Nếu như sự cưỡng bức này chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí. Người bị cưỡng bức sẽ phải chịu trách nhiệm về mặt hình sự nhưng được coi là phạm tội vì do người khác cưỡng bức, đe dọa.
Ở trong trường hợp người bị cưỡng bức theo pháp luật thì có nghĩa vụ phải bảo vệ tính mạng cũng như sức khỏe của công dân. Sự cưỡng bức về tinh thần này ở mức độ nào cũng không thể loại trừ được trách nhiệm hình sự hành vi phạm tội của họ. Bên cạnh đó cũng không được coi là tình tiết giảm nhẹ về trách nhiệm hình sự.
Đối với mức độ giảm nhẹ về trách nhiệm hình sự của tình tiết này sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất cũng như mức độ nguy hiểm của thủ đoạn đe dọa, cưỡng bức. Bên cạnh đó sẽ là thái độ của người bị đe dọa, bị cưỡng bức.
Kết Luận
Với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về cưỡng bức là gì. Đặc biệt là phân biệt được đâu là cưỡng bức thân thể và cưỡng bức tinh thần. Hy vọng với những tìm hiểu này đã giúp bạn đọc có được nhiều thông tin hữu ích.
Có thể bạn quan tâm