spot_img
HomeĐời SốngTác hại của nhiễm độc chì đối với sức khỏe con người

Tác hại của nhiễm độc chì đối với sức khỏe con người

Khi cơ thể tích tụ một lượng lớn chì trong nhiều tháng hoặc nhiều năm sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm độc chì. Và chỉ một lượng nhỏ kim loại này cũng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Đối tượng dễ bị nhiễm độc từ chì nhất chính là trẻ nhỏ dưới 6 tuổi. Cùng đọc bài sau để nắm được các triệu chứng và cách phòng tránh tình trạng này.

Triệu chứng của cơ thể khi bị nhiễm độc chì

Khi tình trạng nhiễm độc mới xảy ra, cơ thể chưa biểu hiện ra bất cứ triệu chứng gì khiến người bệnh khó phát hiện. Các dấu hiệu sẽ chỉ xuất hiện cho đến khi lượng chì bị tích tụ trong máu lên đến mức nguy hiểm.

Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể phát hiện được sự khác thường của người xung quanh khi họ bị nhiễm độc từ chì. Ví dụ:

Đối với trẻ nhỏ

Các triệu chứng ngộ độc chì ở trẻ em có biểu hiện rõ nhất là chậm tăng trưởng và bé hay cáu gắt thường xuyên. Ngoài ra, bé cũng thường gặp khó khăn trong quá trình học tập, sụt cân nghiêm trọng, người lờ đờ và mệt mỏi, mất thính lực hoặc co giật….

Đối với người lớn

Dấu hiệu nhận biết ở người lớn khi cơ thể bị ngộ độc chì đó chính là hay đau cơ, đau khớp hoặc đau đầu. Ngoài ra, họ cũng gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ, tập trung, bị rối loạn cảm xúc hoặc tăng huyết áp….

Nhiễm độc chì gây ra tác hại khôn lường đến sức khỏe con người như thế nào?

Chì là kim loại có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể con người thông qua đường hô hấp, ngoài da hoặc đường miệng. Nó khiến cho vùng mắt, mũi hay cổ họng bị bỏng rát mỗi khi tiếp xúc.

Đồng thời, chì cũng khiến người bệnh luôn trong cảm giác táo bạo, cáu kỉnh với những người xung quanh. Nếu nó tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh về thiếu máu, thận hoặc thậm chí là tổn hại đến não bộ.

Không chỉ vậy, kim loại này còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở cả nam và nữ giới khi xâm nhập vào cơ thể. Phụ nữ mang thai bị ngộ độc chì còn phải đối mặt với nguy cơ sinh non cực cao.

Các phương pháp phòng ngừa nhiễm độc chì

Cách tốt nhất để tránh cho cơ thể không bị ngộ độc chì đó chính là rửa tay thường xuyên để hạn chế vi khuẩn bám trên da. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng nên lựa chọn những loại đồ chơi có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và vệ sinh chúng định kỳ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Lau nhà hằng ngày và vệ sinh những nơi có bề mặt bụi cũng là cách giúp chì không thể xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, nếu nhà có đường ống nước cũ và bạn không chắc chúng bị nhiễm chì hay không thì nên xả nước lạnh ít nhất 1 phút rồi mới sử dụng.

Có thể nói, nhiễm độc chì gây ra rất nhiều hệ lụy lên sức khỏe nên chúng ta luôn phải cẩn thận để tránh bị nhiễm phải kim loại này. Đón đọc thêm nhiều bài viết mới tại website để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích trong đời sống hằng ngày nhé.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Một số triệu chứng khi nhiễm độc lưu huỳnh bạn nên biết

  2. Nguyên nhân gây nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium Botulinum và biểu hiện bệnh

  3. Cách khắc phục các nguồn nước bị ô nhiễm

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular