spot_img
HomeXu hướng công nghệRửa tiền qua ví điện tử là gì? Biện pháp hạn chế...

Rửa tiền qua ví điện tử là gì? Biện pháp hạn chế tình trạng này?

Hiện nay, nhiều đường dây đánh bạc, sàn ngoại hối (forex), sàn tiền ảo sử dụng hình thức rửa tiền qua ví điện tử để qua mặt các cơ quan chức năng. Vậy phương pháp rửa tiền này là gì? Làm thế nào để hạn chế tình tràng này?

Rửa tiền bằng ví điện tử là gì?

Là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách biến đổi thu nhập phi pháp thành các tài sản được coi là “hợp pháp” thông qua các ví điện tử liên kết ngân hàng. Rửa tiền không còn là một hiện tượng xa lạ mà đã bùng nổ trên toàn cầu, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

Những đối tượng rửa tiền bằng ví điện tử

Có thể xếp những người rửa tiền qua ví điện tử thành ba nhóm. Cụ thể:

  • Những người lao động bất hợp pháp, buôn lậu vũ khí, ma túy,…
  • Những thành phần tham nhũng.
  • Đối tượng muốn tránh thuế, giữ kín thu nhập thật sự của mình dù là hợp pháp.

Rửa tiền qua ví điện tử

Tác hại của hành vi rửa tiền

Từ bản chất rửa tiền là việc trốn tránh pháp luật để thu lợi bất chính. Hành vi này đang làm ảnh hưởng nặng nề đến sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Cụ thể:

  • Làm lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội (vào các hoạt động phạm pháp sinh ra tiền bẩn, thay vì dùng vào các hoạt động sản xuất hữu ích), làm bóp méo sự phân bổ các nguồn lực ấy.
  • Làm thống kê kinh tế bị sai lệch.
  • Thiếu những con số chính xác tất nhiên chính sách kinh tế sẽ không đúng liều lượng và hữu hiệu được.
  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến phân bố thu nhập và làm chao đảo sự tín nhiệm của nhân dân vào các thị trường tài chính. Nhìn từ góc độ tăng trưởng vĩ mô, có thể thấy đây là tac hại nguy hiểm nhất.

Biện pháp khắc phục hành vi rửa tiền bằng ví điện tử

Nhà nước tỏ ra lo ngại khi liên tục phát hiện ra các vụ đánh bạc liên quan đến ví điện tử. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặc dù mang lại rất nhiều tiện ích, nhưng ví điện tử đang có dấu hiệu bị lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp như:đánh bạc,  lừa đảo, cá độ,…Chính vì thế để khác phục tình trạng này chúng ta cần:

  • Siết chặt quản lý ví điện tử bằng cách nghiên cứu, sửa đổi Luật Phòng chống rửa tiền năm 2012 theo hướng bổ sung thêm 4 nhóm đối tượng bao gồm: ví điện tử, cho vay P2P, tiền ảo, cầm đồ.
  • Các tổ chức cung ứng dịch vụ ví điện tử phải mở tài khoản thanh toán đảm bảo khi cung ứng dịch vụ này.

Rửa tiền qua ví điện tử

  • Tài khoản thanh toán cho ví điện tử phải tách bạch với tài khoản thu hộ, chi hộ và các tài khác tại ngân hàng.
  • Tổng số dư trên tài khoản thanh toán cho dịch vụ ví điện tử phải được duy trì không thấp hơn so với tổng số dư của khách hàng tại thời điểm kết thúc giao dịch.
  • Ví điện tử chỉ được sử dụng vào các việc như: thanh toán cho các đơn vị chấp nhận thanh toán; chuyển đến tài khoản thanh toán hoặc thẻ ghi nợ liên kết với ví của khách hàng.

Lời kết

Về bản chất ví điện tử là một dịch vụ vô cùng tiện lợi. Nhưng  hiện nay các hành vi phạm tội ngày càng tinh vi nên nếu không kiểm soát chặt chẽ sẽ tạo ra các lỗ hổng để rửa tiền qua ví điện tử, chuyển tiền trái phép ra ngước ngoài.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Liệu rằng tiền điện tử có phải là xu hướng không?

  2. Thận trọng với rủi ro khi thanh toán bằng D/P

  3. Làm gì để an toàn khi thanh toán bằng ví điện tử?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular