Nước ta hiện đang có tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp tăng nhanh đến chóng mặt. Cùng với đó là tình trạng khai thác các mạch nước ngầm để phục vụ cho mục đích sản xuất và sinh hoạt cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, việc khai thác nước ngầm và hậu quả mà nó mang đến lại là điều không ai ngờ tới. Cùng đọc bài sau để biết các tác hại của việc khai thác nước ngầm quá đà.
Gây sụt lún trên bề mặt đất và khiến mức nước ngầm bị hạ thấp
Nước ngầm là nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của con người. Nó phục vụ cho mục đích sản xuất, sinh hoạt của người dân và các nhà máy công nghiệp ở nước ta.
Ví dụ như nguồn nước dùng để sinh hoạt tại Hà Nội chủ yếu đến từ việc khai thác các mạch nước ngầm dưới lòng đất. Ngoài hệ thống khai thác chính của nhà máy nước thì thành phố này còn có đến 100.000 giếng nước ngầm được khoan bởi tư nhân.
Khai thác nước ngầm và hậu quả của nó là khiến mức nước ở Hà Nội đang bị hạ thấp dần. Cùng với đó là tình trạng lún, sụt trên bề mặt của các tuyến đường hoặc khu nhà dân gây nguy hiểm đến người xung quanh.
Dựa theo kết quản quan trắc thì hiện tượng lún đất diễn ra nặng nhất ở khu vực Thành Công của Hà Nội. Tiếp theo đó là các vùng khác như Pháp Vân, Hạ Đình, Mai Dịch hay Lương Yên….
Khai thác nước ngầm gây sụt lún bề mặt đất
Các lỗ khoan khai thác nước ngầm bị suy giảm lưu lượng nước
Khai thác nước ngầm và hậu quả tiếp theo người dân phải gánh chịu đó chính là suy giảm chất lượng nước. Số lượng lỗ khoan khai thác tăng lên nhưng không bố trí hợp lý sẽ khiến lưu lượng của nước bị ảnh hưởng từ đó hạ thấp mức nước có tại các lỗ khoan.
Ngoài ra, sự suy giảm nước còn đến từ các nguyên nhân khác như sắt bị oxy hóa hoặc sét hóa các vách của lỗ khoan, ống lọc nước bị tắc. Nước ngầm còn có khả năng bị làm thay đổi thành phần hóa học và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng.
Khai thác nước quá đà ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất và nước
Việc hạ thấp mực nước do bị khai thác quá sâu sẽ khiến cho đất ở các lỗ khoan dễ bị sụt lún và phá vỡ kết cấu ban đầu. Nước còn có nguy cơ bị nhiễm mặn do nước mặn xuất hiện ở những vùng xung quanh thâm nhập vào.
Bên cạnh đó, việc đào giếng quá sâu và rộng để khai thác nước có thể lôi cuốn nước bẩn từ vùng khác đến. Nếu không xử lý tốt và đúng kỹ thuật sẽ khiến mạch nước ngầm bị ô nhiễm, chứa kim loại nặng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng.
Môi trường đất và nước bị ảnh hưởng do khai thác nước ngầm quá đà
Qua bài viết trên của Tin An Toàn, mong rằng quý độc giả đã biết được khai thác nước ngầm và hậu quả mà việc này mang lại. Từ đó biết cách sử dụng nước đúng đắn nhất để vừa bảo vệ môi trường lại vừa bảo vệ sức khỏe cho bản thân.
Có thể bạn quan tâm