spot_img
HomeKinh nghiệmHướng dẫn phương pháp xử lý khi bị chó cắn đúng cách...

Hướng dẫn phương pháp xử lý khi bị chó cắn đúng cách nhất

Dựa theo các bảng thống kê thì mỗi năm có đến 500 người phải nhập viện điều trị vì bị chó cắn. Trong đó, có rất nhiều trường hợp tử vong do chủ quan không chữa trị kịp thời hoặc bị nhiễm bệnh dại từ chó gây ra. Chính vì vậy, việc phòng tránh và cách xử lý khi bị chó cắn là điều vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần phải quan tâm.

Phương pháp xử lý các vết thương do chó cắn gây ra

Mặc dù chó là loài động vật dễ thương, trung thành và gần gũi với con người nhưng những mối nguy mà nó mang đến lại không hề nhỏ. Đặc biệt là với những con chó lang thang, không có chủ nuôi và không được tiêm phòng đầy đủ.

Do đó, bạn cần học cách xử lý khi bị chó cắn để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh khi nuôi loài động vật này. Phương pháp khắc phục tình trạng của vết cắn bao gồm:

Bước 1: Làm sạch miệng vết thương do chó cắn gây ra

Đây được xem là bước cấp thiết hàng đầu và cần thực hiện ngay lập tức khi không may bị chó cắn. Trước tiên, nên bỏ lớp quần áo ở vết cắn đế quan sát tình trạng tổn thương và hạn chế nước bọt từ động vật còn đọng lại trên vải, sử dụng nước sạch rửa vết thương để loại bỏ mầm bệnh.

cách xử lý khi bị chó cắn

Rửa miệng vết thương là bước quan trọng khi bị chó cắn

Bước 2: Ấn vào vết cắn để loại bỏ bớt máu độc

Khâu tiếp theo trong phương pháp xử lý khi bị chó cắn là bạn cần ấn nhẹ vào vết thương để máu độc rỉ ra ngoài. Dùng băng gạc y tế lau sạch phần máu này nhằm tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.

Bước 3: Dùng thuốc sát trùng lau lên miệng vết thương do chó cắn gây ra

Sau khi đã nặn máu độc xong, bạn dùng các loại thuốc sát trùng như cồn đỏ hoặc oxy già lau một lượng nhỏ lên miệng vết thương. Trường hợp không có hai loại này thì có thể thay thế bằng xà phòng, rượu hoặc cồn, nhớ uống thêm thuốc giảm đau để chống viêm, sưng.

Bước 4: Băng bó vết cắn bằng gạc hoặc vải sạch

Khi đã hoàn tất các công đoạn khử trùng, bạn nên dùng một tấm vải sạch hoặc bông gạc để băng miệng vết thương lại. Điều này sẽ rất hữu ích cho việc cầm máu và cần lưu ý rằng không được băng quá chặt để tránh cho khí huyết khó lưu thông.

Một vài điều cần làm sau xử lý khi bị chó cắn

Khi đã băng bó vết thương cho chó cắn gây ra xong, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để báo về tình trạng của mình. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chỉ định tiêm phòng nếu thấy cần thiết.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải báo cáo chi tiết về tình trạng của con vật đã cắn bạn, đồng thời theo dõi trong khoảng 15 ngày kể từ lúc bị cắn. Nếu sau thời gian này, con vật bị ốm, chết hoặc bị giết thì bạn cần gặp bác sĩ ngay để tiếp nhận điều trị kịp thời bằng vắc – xin phòng dại.

cách xử lý khi bị chó cắn

Tiêm vắc – xin phòng dại để chủ động ngăn ngừa bệnh dại do chó cắn gây ra

Việc bị chó cắn cho thể khiến cho bạn phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm khác nhau, trong đó có bệnh dại. Chính vì vậy, biết được hướng xử lý khi bị chó cắn sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ nhiễm trùng miệng vết thương từ loài động vật này.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Giải đáp ngay: Bị chó cắn có nên đòi bồi thường không?

  2. Mèo cắn chảy máu có sao không và nên xử lý thế nào?

  3. Vì sao có câu mèo đến thì khó chó đến thì dễ?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular