Với 28 tỉnh thành tiếp giáp biển mang đến cho chúng ta nguồn thủy hải sản dồi dào. Nhưng cũng vì thế mà người dân quanh năm hứng chịu không ít đợt mưa lũ kéo dài. Hướng dẫn một số kỹ năng chủ động phòng chống bão lụt dưới đây giúp bạn bảo vệ tài sản và tính mạng cho chính mình và người thân.
Bão lụt diễn ra vào thời gian nào?
Không phải ngẫu nhiên mà người ta cho rằng năm 2020 là năm “lũ lịch sử”. Bởi sức tàn phá của nó vô cùng nặng nề, gây thiệt hại về tài sản và người ở các tỉnh thành miền Trung. Ba đợt lũ diễn ra liên tiếp vào tháng 10 năm ngoái gây tổn thất lớn cho các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi.
mùa mưa bão
Mỗi năm thời gian mưa bão sẽ đến sớm/muộn tùy vào nhiều yếu tố khác nhau. Song vẫn có quy luật chung, cụ thể là:
+ Trung bình có 5, 6 cơn bão/năm.
+ Các cơn bão bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào cuối tháng 11, đầu tháng 12.
+ Bão lũ tập trung nhiều nhất vào tháng 8, 9, 10.
+ Thông thường quỹ đạo bão ít phức tạp trong nửa đầu mùa và nguy hiểm trong nửa cuối mùa.
Một số kỹ năng chủ động phòng chống bão lụt
Lên kế hoạch phòng chống
Trong bất cứ tình huống nào, việc chủ động phòng chống cũng sẽ ít thiệt hại hơn so với việc “nước đến chân mới nhảy”. Thời gian mùa mưa bão, dự báo thời tiết sẽ thường xuyên đưa ra cảnh báo. Lúc này bạn có thể chuẩn bị một số kỹ năng chủ động phòng chống bão lụt như di dời đồ đạc, di tản đến vùng cao.
Trang bị vật dụng cần thiết
Mùa mưa lũ kéo dài nên bạn cần nhớ 2 thứ quan trọng không thể thiếu: nước sạch và lương thực. Dự trù khoảng 3 lít nước/người/ngày, cứ như vậy bạn nhân lên, tính toán với số thành viên gia đình và lên kế hoạch dự trữ.
Về thức ăn, tốt nhất là mua sắm thức ăn có thể để được lâu, không bị hư hỏng do thời tiết. Ví dụ như lương khô, mì tôm, đồ ăn liền, thức ăn khô đóng hộp, trái cây,… Đừng quên chuẩn bị thuốc cảm, sốt, đau bụng, kháng sinh,… cùng với băng gạc sơ cứu khi cần.
Lưu số điện thoại cứu hộ khẩn cấp
Một số kỹ năng chủ động phòng chống bão lụt bạn không được quên là bảo vệ mình an toàn trước khi bảo vệ ai đó. Đèn pin và áo phao là vật dụng phải luôn mang theo bên người. Nhất định phải lưu một vài số điện thoại cứu hộ khẩn cấp:
+ Số điện thoại chính quyền địa phương
+ Đường dây nóng: 114 (chữa cháy cứu hộ) và 115 (cấp cứu).
Bạn nên giữ điện thoại ở nơi khô ráo, không nên xài vô tội vạ nhằm tránh hết pin. Khi mưa bão điện đài có thể bị ngừng/cắt. Tốt nhất là hạn chế sử dụng điện thoại càng ít càng tốt.
Mong rằng một số kỹ năng chủ động phòng chống bão lụt trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong mùa mưa lũ. Đừng quên share bài viết này để mọi người cùng biết và có cách phòng chống tốt nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm