Bia là một loại đồ uống giải khát có nguồn gốc lâu đời. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, việc sản xuất bia luôn giữ được nét đặc trưng riêng bao gồm công đoạn cùng những nguyên vật liệu cơ bản không thể thiếu. Sau chúng tôi sẽ giải đáp câu hỏi: “Bia làm từ nguyên liệu nào là chính?”, quý vị đừng bỏ qua những thông tin thú vị về loại đồ uống này nha!
Tổng quan về bia
Bia là đồ uống có cồn được làm bằng cách lên men đường lơ lửng trong môi trường lỏng và không chưng cất sau khi lên men. Dung dịch đường chưa lên men thu được khi ngâm trong nước được gọi là “hèm bia” hay “nước ủ bia”. Hạt ngũ cốc thường là lúa mạch được ủ thành mạch nha.
Đồ uống có cồn được làm từ quá trình lên men đường tìm thấy trong các nguồn không phải ngũ cốc như nước trái cây hoặc mật ong, không được xem là “bia”, mặc dù được làm từ cùng một loại men bia dựa trên các phản ứng hóa sinh học.
Quá trình sản xuất bia được gọi là nấu bia. Bởi vì các thành phần được sử dụng để làm bia tùy vào các khu vực, các đặc điểm của bia như mùi vị và màu sắc cũng khác nhau rất nhiều vì thế có khái niệm loại bia hoặc phân loại khác.
Ảnh minh họa. Freepik
Tìm hiểu bia làm từ nguyên liệu nào là chính?
Bia là loại đồ uống được lên men nhưng sử dụng những nguyên liệu độc đáo của riêng. Quý vị có thể hiểu đơn giản, bia là đồ ống được làm từ 4 nguyên liệu chính là nước, malt, hoa houblon và men bia.
Nước
Nước là thành phần chiếm tỷ trọng lớn nhất trong bia từ 80 đến 90%. Bia muốn ngon thì cần có nguồn nước tốt. Vì thành phần chính của bia là nước, nên nguồn nước và đặc trưng của yếu tố này có ảnh hưởng rất lớn đến đặc trưng của bia.
Nhiều loại bia chịu ảnh hưởng hoặc được xác định bởi các đặc trưng của nước ở khu vực sản xuất bia. Có những loại bia ngon nổi tiếng nhưng cho đến nay chỉ được sản xuất tại một nhà máy do nguồn nước. Người ta có thể xây dựng nhà máy ở nơi khác, nhưng không thể tìm thấy một nguồn nước giống với nguồn nước nơi loại bia được tạo ra.
Malt
Ngâm hạt lúa mạch trong nước để tạo điều kiện nảy mầm ở một mức độ nhất định. Sau đó, ta cần làm khô hạt đã nảy mầm trong các lò sấy để có ngũ cốc đã được hạt mạch hóa. Mục tiêu chính của quá trình này là giúp hoạt hóa, tích lũy khối lượng và hoạt lực hệ thống enzym trong đại mạch.
Hệ thống enzym này giúp chuyển hóa tinh bột trong hạt thành đường hòa tan vào nước để tham gia quá trình lên men. Thời gian và nhiệt độ sấy khác nhau được sử dụng để tạo ra các mạch nha malt có màu sắc khác nhau từ một loại ngũ cốc.
Hoa houblon
trong quy trình sản xuất bia, là thành phần quan trọng và không thể thay thế . Nguyên liệu này giúp làm nổi bật một mùi hương rất đặc trưng, tăng khả năng tạo bọt và duy trì bọt. Nó làm tăng độ bền của keo và ổn định thành phần sinh học của sản phẩm.
Ảnh minh họa. Freepik
Hoa Houblon có 2 loại: hoa đực và hoa cái. Tuy nhiên, chỉ những bông hoa cái chưa được thụ phấn mới được sử dụng để sản xuất bia. Còn những bông hoa đã thụ phấn làm cho bia đắng và không đảm bảo hương vị của bia. Do đó, người ta thường ngắt bỏ hoa đực trong thời gian mùa xuân để hạn chế sự thụ phấn.
Nguyên liệu này có thể sử dụng khi còn tươi. Tuy nhiên, để bảo quản lâu dài và vận chuyển dễ dàng thì houblon phải được sấy khô, chế biến để kéo dài thời hạn bảo quản và sử dụng.
Men bia
Men là những vi sinh vật tác dụng lên men đường. Nguyên liệu này phát minh bởi Pasteur vào thế kỷ 19 và là bước ngoặt cho việc phát triển nấu bia thành một ngành công nghiệp sản xuất với số lượng lớn như ngày nay.
Việc khám phá cách lên men liên tục, người ta đã giảm thời gian sản xuất từ 4 tháng xuống còn 24 giờ. Loại men bia nhất định được chọn để sản xuất các loại bia khác nhau. Men bia chuyển hóa đường từ hạt ngũ cốc, tạo ra cồn và khí CO2.
Lời kết
Bia là đồ uống đang được cả thế giới đón nhận và có lượng tiêu thụ khổng lồ. Đặc biệt, loại đồ uống này giàu dinh dưỡng và hương vị riêng. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp ích cho người đọc hiểu hơn về bia và biết được bia làm từ nguyên liệu nào là chính.
Có thể bạn quan tâm