Hiện nay trên thế giới có nhiều vùng khô hạn và rơi vào suy thoái đất đai nghiêm trọng. Nó đang đe dọa hơn 900 triệu dân ở khoảng 100 quốc gia. Trước thực trạng này, Liên Hợp Quốc đã cho ra đời hiệp định chống sa mạc hóa để chống lại sự thay đổi khí hậu. Vậy hiệp ước chống sa mạc hóa là gì, nội dung như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này qua bài viết sau nhé.
Hiệp ước chống sa mạc hóa là gì?
Hiệp ước chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh về môi trường và phát triển. Hội nghị diễn ra vào tháng 6/1992 tại Rio de Janeiro, Brazil. Trải qua hơn 1 năm tham khảo ý kiến của các nước trên thế giới. Công ước đã hoàn chỉnh và chính thức ký tại Pari vào tháng 10/1994.
Hiệp ước chống sa mạc hóa là hiệp định đa phương có tính ràng buộc về pháp lý. Nó gắn kết việc bảo vệ môi trường và phát triển quỹ đất trên thế giới một cách bền vững. Thông qua hiệp ước này, các nước thành viên có nhiệm vụ cùng chống lại biến đổi khí hậu, ngăn chặn tình trạng mất đa dạng sinh học về lâu dài.
Mục tiêu của hiệp ước chống sa mạc hóa
Khi đã hiểu rõ hiệp ước chống sa mạc hóa là gì, chúng ta cần nắm vững mục tiêu mà hiệp ước đề ra. Mục tiêu xây dựng những nội dung chính gồm:
- Phòng chống khô hạn và sa mạc hóa thông qua việc xây dựng chương trình quốc gia, tiểu vùng, vùng.
- Kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ tài chính để chống lại sa mạc hóa.
- Trao đổi các thông tin, kỹ thuật và thực hiện đào tạo về chống sa mạc hóa.
- Ngăn chặn tình trạng sa mạc hóa làm di cư ồ ạt, các loài động – thực vật tuyệt chủng, thay đổi khí hậu…
Nguyên tắc của hiệp ước chống sa mạc hóa
Theo quy định của Liên Hợp Quốc, các bên tham gia hiệp ước chống sa mạc hóa sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:
- Các chương trình chống sa mạc hóa, hạn hán phải có sự tham gia của nhân dân cũng như cộng động địa phương.
- Tăng cường hợp tác ở các vùng, quốc gia trên thế giới để huy động tài chính, tổ chức và kỹ thuật.
- Hợp tác với các cơ quan chính phủ, cộng động, tổ chức phi chính phủ để nâng cao nhận thức của người dân về giá trị của tài nguyên đất, nước.
- Dành sự quan tâm đặc biệt đến các nước đang phát triển gặp tình trạng hạn hán và sa mạc hóa.
Kết luận
Trên đây là thông tin chia sẻ giúp bạn đọc hiểu rõ hiệp ước chống sa mạc hóa là gì. Các nội dung chương trình, hành động của hiệp ước đóng vai trò rất quan trọng giúp khắc phục tình trạng khô hạn ở nhiều nước. Nhất là ở một số nước nghèo, kinh tế kém phát triển như ở khu vực châu Phi.
Có thể bạn quan tâm