Đã là công dân Việt Nam thì dù ở độ tuổi hay trình độ, tôn giáo, đẳng cấp khác nhau cũng cần phải biết vùng trời quốc gia được quy định như thế nào để có trách nhiệm cũng như quyền và nghĩa vụ khi bảo vệ ranh giới thiêng liêng cho Tổ Quốc. Vì vậy, để độc giả có được cái nhìn rõ nét nhất về vấn đề này chúng ta hãy theo dõi những nội dung cụ thể trong bài viết hôm nay nhé.
Khái quát về vùng trời quốc gia
Định nghĩa chuẩn nhất về khái niệm này mà chúng ta vẫn thường hay biết là khoảng không gian bao trùm trên vùng đất và nước thuộc chủ quyền của quốc gia.
Mỗi quốc gia sẽ có một vùng trời riêng biệt và hoàn toàn nắm giữ chủ quyền bất khả xâm phạm.
Vùng trời của mỗi quốc gia sẽ bị giới hạn bởi những vấn đề sau:
- Ranh giới xung quanh là mặt thẳng dựng đứng được nối qua các điểm nằm trên đường biên giới bộ – biển thuộc lãnh thổ quốc gia đó cho đến tâm trái đất.
- Ranh giới xung quanh chính là sự ngăn cách hoàn toàn chủ quyền riêng biệt về vùng trời của một một quốc gia.
- Biên giới trên cao được phân định rõ nhằm xác lập chủ quyền về cùng trời của mỗi quốc gia.
- Luật hàng không quốc tế chưa quy định cụ thể về độ cao của biên giới trên vùng trời.
- Các quốc gia còn toàn quyền quy định chế độ sử dụng và khai thác vùng trời của mình, điển hình có thể cấm hoặc hạn chế bay, hoặc các phương tiện hoạt động trên không của nước ngoài phải tuân thủ một số yêu cầu cơ bản khác,…
Quy định cụ thể về vùng trời quốc gia
Có rất nhiều văn bản quốc tế có quy định về vấn đề này mà các quốc gia có thể học hỏi cũng như áp dụng vào thực tế vùng trời của mình để bảo vệ chủ quyền cũng như có những động thái đáp trả hợp lý khi có dấu hiệu bị xâm phạm, cụ thể như:
- Điều 1 Công ước về Hàng không dân dụng quốc tế đã nêu rõ rằng tất cả các quốc gia khi ký kết đều sở hữu hoàn toàn chủ quyền cũng như tách biệt về vùng trời bao trùm lãnh thổ của mình.
- Công ước Chicago ghi nhận mỗi quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với vùng trời của mình.
- Điều 1 Hiến pháp 2013 của Việt Nam quy định chủ quyền của nước ta bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.
- Khoản 5 Điều 5 Luật Biên giới quốc gia nêu rõ mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biển lên vùng trời là biên giới trên không.
Lời kết
Như vậy, bài viết hôm nay đã giúp các độc giả hiểu rõ hơn về vùng trời quốc gia được quy định như thế nào trong pháp luật quốc tế và Việt Nam. Dựa vào đó, chúng ta có thể biết rõ được phạm vi quyền lợi của mình đến ranh giới này đến đâu để luôn bảo vệ nó trước sự xâm phạm của các quốc gia khác.
Có thể bạn quan tâm