spot_img
HomeMôi TrườngTình Trạng Nhiễm Mặn Mùa Khô Hay Xảy Ra Ở Đâu? Nguyên...

Tình Trạng Nhiễm Mặn Mùa Khô Hay Xảy Ra Ở Đâu? Nguyên Nhân Là Gì?

Không chỉ đất mà nước cũng phải đối mắt với tình trạng nhiễm mặn dẫn đến nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của con người, động vật,… Đáng báo động hơn là diện tích đất bị nhiễm mặn mùa khô ở nước ta không ngừng tăng lên. Tìm kiếm giải pháp xử lý tình trạng này là một bài toán nan giải đối với các chuyên gia trong nước.

Những khu vực nào hay phải đối mặt với nhiễm mặn mùa khô?

Nếu bạn không dành nhiều thời gian để theo dõi tin tức được đăng tải trên các phương tiện truyền thông thì rất khó để đưa ra lời giải. Tính đến thời điểm hiện tại, diện tích đất bị nhiễm mặn mùa khô ở Việt Nam:

  • Rơi vào khoảng 2 triệu ha, ứng với 6% diện tích đất tự nhiên.
  • Liên tục tăng, các năm sau tăng nhiều so với các năm trước.

Vài năm gần đây, nhắc đến đồng bằng sông Cửu Long sẽ có rất nhiều nghĩ ngay đến từ “đất bị nhiễm mặn” hoặc “nhiễm mặn mùa khô”. Điều này nghĩa là tình trạng đất nhiễm mặn thường xuyên xuất hiện ở các khu vực ven đồng bằng sông Cửu Long, ngoài ra còn có:

  • Huyện Cần Giờ.
  • Huyện Nhà Bè.
  • Huyện Bình Chánh (chủ yếu là các xã ở phía Nam).

Đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm mặn mùa khô?

Trong lĩnh vực Y tế, nếu muốn điều trị dứt điểm một căn bệnh bất kỳ thì bác sĩ phải thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân. Để đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng đất nhiễm mặn mùa khô, các chuyên gia cũng cần xác định đất bị nhiễm mặn là do đâu.

Nhiều cuộc nghiên cứu đã được thực hiện và bước đầu chỉ ra một số nguyên nhân chính khiến đất bị nhiễm mặn vào mùa khô, đó là:

  • Địa hình thấp tạo điều kiện thuận lợi để thủy triều lấn sâu vào đất liền trong các tháng mùa khô.
  • Đáy sông thấp hơn mặt nước biển, độ dốc của lòng sông cũng bằng phẳng khiến nước biển chảy vào và không thể thoát ra.
  • Sự xâm lấn của nước biển và quá trình biến đổi của khí hậu đã khiến lượng muối hòa tan tích tụ nhiều trong đất.
  • Tình trạng hạn hán, nắng nóng kéo dài trong năm đã làm cho lưu lượng sông thấp.
  • Hệ thống công trình thủy lợi hoạt động không hiệu quả, ngăn mặn kém vì đã được xây dựng quá lâu hoặc bị hư hỏng.
  • Hoạt động chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất nuôi tôm, đào ao và dẫn nước mặn vào ao một cách tự phát của người dân.

Kết luận

Tình trạng đất bị nhiễm mặn mùa khô ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long gây ra hàng loạt tác động xấu cho đời sống của người dân. Các loài động vật và cây cối như lúa, bắp,… cũng không thể sự sinh trưởng tốt. Càng sớm có giải pháp để xử lý thì càng đỡ gây ra những tổn thất nặng nề cho sức khỏe và kinh tế.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular