Nuôi tôm có nặng vốn lắm không luôn là vấn đề khiến nhiều người băn khoăn khi có ý định phát triển kinh tế nhờ ngành nghề này. Để giúp bạn tìm ra lời giải đáp chính xác, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Nuôi tôm có nặng vốn lắm không?
Nuôi tôm là ngành nghề đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên đòi hỏi chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Hiện có rất nhiều hình thức nuôi tôm khác nhau, ứng với mỗi mô hình sẽ có sự biến động về giá cả.
Hiện tại chi phí sản xuất 1kg tôm của nước ta cao hơn nhiều các nước trong khu vực khoảng 1 USD/kg. Thực tế đây là vấn đề chung mà người nuôi tôm đều gặp phải.
So với năm 2021, giá thức ăn nuôi tôm đã tăng lên từ 2000 – 3000 đồng/kg. Trong khi đó giá tôm lại tăng nhẹ và thậm chí còn không tăng khiến người dân lỗ nặng.
Chưa kể nếu không may thả giống tôm kém chất lượng sẽ dẫn tới tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh phải thả lại nhiều lần gây hao hụt lớn.
Chi phí đầu tư cho thức ăn nuôi tôm thường chiếm từ ½ đến 2/3 giá thành sản xuất. Trong quá trình nuôi không tránh khỏi sự biến động của môi trường, thời tiết, dịch bệnh…
Ảnh minh họa. Freepik
Theo ước tính cứ 1 đồng bỏ ra thì người nuôi tôm sẽ thu được 0,67 đồng lợi nhuận. Thế nhưng với tình hình lạm phát như hiện nay khi mọi thứ đều tăng thì việc nuôi tôm có nặng vốn lắm không sẽ là bài toán khiến bạn phải đau đầu.
Cách tiết kiệm chi phí nuôi tôm hiệu quả
Muốn tiết kiệm tối đa chi phí nuôi tôm, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Thiết kế ao nuôi tôm: Nên chọn loại ao lót bạt vì lắp ráp nhanh chóng, không chi nhiều tiền công đào ao và không sợ xây lắp tiến độ chậm.
- Thiết kế hệ thống Oxy: Nên chọn đơn vị thiết kế ao nuôi tôm trọn gói bao gồm cả ao và hệ thống Oxy. Bởi như vậy sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí hơn so với thuê riêng lẻ.
- Chi phí thức ăn: Thức ăn nuôi tôm chiếm khoảng 60% chi phí nuôi tôm. Thế nên bạn nên làm ao lót bạt loại vừa và nhỏ là thích hợp. Không nên dùng ao đất cao và rộng lớn vì khó kiểm soát được thức ăn.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc nuôi tôm có nặng vốn lắm không. Hi vọng qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc nuôi tôm hiệu quả và tiết kiệm. Từ đó giúp nâng cao sản lượng và tạo điều kiện để phát triển kinh tế.
Có thể bạn quan tâm