Trong công nghệ cơ khí, hàn điện là công việc cần thiết hàng ngày của những người thợ kỹ thuật. Quá trình hàn chủ yếu sử dụng nguồn điện tạo nên nhiệt lượng hoặc áp lực cực lớn nhằm nung nóng các chi tiết và bề mặt vật liệu. Điều này có thể tạo nên nhiều rủi ro nguy hiểm đối với thợ hàn. Vì vậy để bảo đảm an toàn lao động và bảo vệ bản thân, bạn cần nắm những cách đề phòng tai nạn khi hàn điện dưới đây.
Cách đề phòng tai nạn khi hàn điện
Những tai nạn có thể gặp phải khi hàn điện
Hàn điện được xem là một trong những ngành nghề nặng nhọc, môi trường làm việc độc hại và nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Ngay cả những người thợ lành nghề nhất cũng không tránh khỏi nguy cơ đối diện với những nguy hiểm như:
- Bị điện giật do bộ phận dẫn điện của máy hàn bị rò, chạm, chập
- Hồ quang điện từ máy hàn phát ra bức xạ gây hại cho sức khỏe
- Ngộ độc, ngạt thở do hít phải bụi, luồng khí độc hại trong quá trình hàn điện
- Bị bỏng da do hạt kim loại nóng chảy nhiệt độ cao
- Nguy cơ cháy, nổ cao
Với những rủi ro tiềm ẩn này, đội ngũ thợ hàn và cả người sử dụng lao động cần phải biết cách đề phòng tai nạn khi hàn điện, nhờ vậy sức khỏe và tính mạng của tất cả mọi người mới được bảo đảm an toàn.
Các cách đề phòng tai nạn khi hàn điện
Hàn điện là công việc phức tạp và nguy hiểm. Mỗi người thợ hàn trước khi bắt đầu công việc này nên có nhận thức về cách đề phòng tai nạn khi hàn điện, đồng thời trang bị các phương án bảo hộ lao động an toàn.
Phòng tránh điện giật, bỏng khi sử dụng máy hàn
Trong quá trình hàn điện, người thợ cần được mặc trang phục bảo hộ lao động và tuyệt đối không chạm tay trực tiếp vào các thành phần và điện cực, súng hàn của máy, tránh trường hợp rò rỉ dòng điện gây giật điện hoặc bỏng da.
Vật liệu cách điện cũng là trang bị cần có để giúp thợ hàn tự cách điện với máy hàn, đồng thời ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp giữa máy hàn và mặt đất. Ngoài ra, người thợ phải hết sức cẩn thận nếu cho máy hàn hoạt động trong môi trường ẩm ướt kém khô ráo, hoặc khi đang đứng trên bề mặt kim loại.
Một cách đề phòng điện giật tai nạn khi hàn điện là cần sử dụng loại máy hàn chất lượng, cung cấp bởi thương hiệu uy tín; thường xuyên kiểm tra cáp nguồn của máy hàn, không sử dụng cáp đã cũ mòn trầy xước; khi tháo lắp các linh kiện, bộ phận của máy thì cần ngắt toàn bộ nguồn điện.
Trang phục bảo hộ lao động là cách đề phòng tai nạn khi hàn điện hiệu quả
Phòng tránh tác hại do hồ quang, khói và gas phát ra từ máy hàn
Máy hàn điện phát ra lượng lớn hồ quang điện cực kỳ độc hại cho mắt và da, vì thế ngoài quần áo bảo hộ bền và chống cháy, thợ hàn còn cần phải mang nón và kính hàn điện để bảo vệ mặt và vùng mắt. Bên cạnh đó, khi máy hàn hoạt động, hãy chú ý giữ đầu tránh khỏi vùng có khói và gas thoát ra, đề phòng việc hít phải khí và khói độc gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đề phòng cháy nổ khi sử dụng máy hàn
Vấn đề cháy nổ là điều cực kỳ quan trọng khi tìm hiểu cách đề phòng tai nạn khi sử dụng máy hàn. Chỉ một sự cố cháy nổ xảy ra cũng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng con người trên diện rộng.
Quá trình hàn điện thường tạo ra các xỉ hàn bắn tung tóe xung quanh, đồng thời vật liệu hàn và máy hàn đều bị nóng lên nhanh chóng và dễ gây cháy. Nhằm bảo đảm an toàn, cần kiểm tra kỹ khu vực hàn điện trước khi cho máy hàn hoạt động, chú ý loại bỏ những vật dễ bắt cháy sang chỗ khác. Nếu không di chuyển được vật liệu dễ cháy thì cần bọc chúng lại bằng chất chống cháy.
Chống cháy nổ là điều cực kỳ quan trọng trong đề phòng tai nạn khi hàn điện
Trên đây là những chia sẻ về cách đề phòng tai nạn khi hàn điện. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các thợ hàn biết cách bảo vệ bản thân trong quá trình làm việc. Ngoài ra để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người xung quanh, hãy tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật về an toàn lao động nhé.
Có thể bạn quan tâm