Tuổi dậy thì là lứa tuổi chưa ổn định tâm lý vững vàng nên dễ sẽ có nhiều tính cách bất thường mà chúng ta không thể hiểu rõ được. Nhưng đôi khi xảy ra một tâm lý tiêu cực không thể kiểm soát được đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Vậy dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì như thế nào? Có cách nào để nhận biết bệnh trầm cảm không? Để có thể nhận biết được dấu hiệu của bệnh ở lứa tuổi này bạn hãy xem bài viết dưới đây nhé.
10 dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì không nên bỏ qua
Dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì rất nguy hiểm nếu như bạn không quan tâm để ý. Do vậy bạn cần nhận biết được bệnh để có thể đưa ra được phương án tốt nhất cho con yêu của mình. Cụ thể 10 dấu hiệu nhận biết mà bạn không nên bỏ qua như sau:
- Luôn cảm thấy tức giận mặc dù không rõ nguyên nhân tại sao.
- Luôn cảm thấy thất vọng, buồn bực về bản thân mình.
- Cảm thấy buồn chán, bồn chồn không lý do.
- Không có hứng thú trong việc giao tiếp với người khác, luôn thích ở một mình.
- Nổi loạn luôn đối nghịch với cha mẹ, với xã hội và nhà trường để làm theo ý riêng của mình.
- Nhạy cảm với lời phê bình, chê bai của người khác đối với mình.
- Bi quan chán nản về cuộc sống thực tại.
- Khó khăn trong việc tập trung, thường hay quên trước quên sau.
- Suy nghĩ tiêu cực, thường có những câu nói về cái chết hoặc tự tử.
- Bị ám ảnh bởi việc tự tử hay cái chết và hay thường nghĩ về nó.
Điều trị trầm cảm như thế nào mang lại hiệu quả?
Để có thể điều trị trầm cảm ở tuổi dậy thì thì bạn cần phải có thời gian kiên trì không được nản khi chữa trị. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị bệnh trầm cảm như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi có khoa học, thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Không nên làm việc, học tập quá sức dễ dẫn đến căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực mà dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn.
- Yoga và thiền là bộ môn giúp ổn định tâm lý tốt nhất.
- Học cách chia sẻ với mọi người xung quanh để giải tỏa khúc mắc trong lòng và nên tham gia nhiều các hoạt động cộng đồng, các trò chơi tập thể để giúp cải thiện tinh thần tốt hơn.
- Phụ huynh nên thường xuyên trao đổi với trẻ để gia tăng tình cảm, sự thấu hiểu đối với con. Cha mẹ nên trang bị nhiều kiến thức cho con ở tuổi dậy thì để con không gặp khúc mắc trở ngại gì.
- Không nên đặt ra mục tiêu quá cao để gây ra áp lực đối với trẻ ở tuổi dậy thì.
- Sử dụng sự hỗ trợ của thuốc tây và áp dụng phương pháp trị liệu tâm lý.
Lời kết
Qua những phân tích chia sẻ trên đã giúp bạn nhận biết được dấu hiệu trầm cảm tuổi dậy thì và phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Bạn hãy quan tâm chú ý nhiều hơn đến tâm lý của lứa tuổi này để có thể giúp trẻ cảm thấy yêu đời hơn mà không bị cảm thấy áp lực và tổn thương về tâm lý.
Có thể bạn quan tâm