Có thể thấy rằng, các chính sách hiện nay của nhà nước rất khuyến khích hộ kinh doanh chuyển đổi mô hình kinh tế. Tuy nhiên, nhiều cơ sở vẫn còn băn khoăn trước vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty không nhé.
Nguyên nhân từ đâu khiến các hộ kinh doanh do dự chuyển đổi sang mô hình công ty
Trước vấn đề có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty, hầu hết các cơ sở đều rất băn khoăn, là bởi các nguyên nhân sau:
- Chủ hộ kinh doanh chưa hiểu rõ về tổ chức cũng như cách thức vận hành, quản lý mô hình công ty.
- Cách thức đóng thuế của hộ kinh doanh đơn giản hơn nhiều so với công ty. Do vậy, các cơ sở không tự tin khi làm quen với báo cáo thuế hay hệ thống sổ sách kế toán.
- Lo ngại khi phải chịu thêm các chi phí như bảo hiểm, lệ phí, thuế,…
- Lo ngại không biết mất bao nhiêu chi phí và thủ tục chuyển đổi sang công ty.
- Hàng nhập vào của các hộ kinh doanh lâu nay thường không có hóa đơn giá trị gia tăng vì mua của các tiểu thương. Do vậy, khi kê khai đóng thuế sẽ không được khấu trừ đầu vào và dẫn đến phải nộp nhiều tiền thuế hơn.
Giải đáp thắc mắc có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty
Câu trả lời cho thắc mắc có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty là CÓ. Bởi khi chuyển đổi mô hình kinh tế như thế này, các đơn vị kinh doanh sẽ được hưởng những lợi ích sau:
- Có rất nhiều chính sách ưu đãi được nhà nước ban hành nhằm khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển đổi sang công ty như: miễn phí đăng ký thành lập doanh nghiệp, miễn lệ phí môn bài trong 3 năm đầu,…
- Các đơn vị sẽ thuận lợi hơn khi vay vốn kinh doanh tại ngân hàng với nhiều ưu đãi về lãi suất và thời hạn vay.
- Có thể mở rộng quy mô kinh doanh và huê được nhiều nhân viên hơn.
- Trường hợp công ty kinh doanh thua lỗ sẽ không phải nộp thuế TNDN ngay trong năm tài chính đó. Số lỗ này sẽ được bù trừ với lợi nhuận ở 5 năm tiếp theo.
Lời kết
Mong rằng nội dung bài viết trên đã chia sẻ những thông tin hữu ích cho những ai đang băn khoăn có nên chuyển từ hộ kinh doanh sang công ty. Bên cạnh đó, các chủ hộ kinh doanh hãy tìm hiểu và học hỏi thêm kiến thức về quản lý doanh nghiệp. Như vậy, đơn vị mới có thể hoạt động tốt, mở rộng quy mô và nhiều lợi nhuận.
Có thể bạn quan tâm