Luật pháp tại các nước luôn có sự khác biệt nhất định, trong đó có một điều luật được gọi là dẫn độ. Có khá nhiều người không hiểu rõ hình thức dẫn độ là gì & trường hợp phạm tội như thế nào bị dẫn độ. Nhằm giúp cho mọi người giải đáp được những thắc mắc này, chúng tôi đã bật mí chi tiết tại bài viết dưới đây!
Giải đáp ngay: Dẫn độ là gì?
Để trả lời cho băn khoăn của mọi người về việc dẫn độ là gì & tại sao phạm nhân đó lại bị dẫn độ, chúng tôi đã tìm hiểu tổng quan về bộ luật này. Cụ thể thì dẫn độ là việc một nước chuyển giao cho nước khác phạm nhân có hành vi phạm tội hoặc bị kết án hình sự đang có mặt trên lãnh thổ nước mình hoặc thi hành án đối với người đó.
Thông qua khái niệm trên, bạn đọc đã phần nào hiểu được dẫn độ là gì rồi. Để hiểu một cách đơn giản, dẫn độ chính là quá trình thực thi pháp luật được hợp tác giữa các quốc gia với nhau thông qua những thỏa thuận giữa 2 nước. Tại nước ta, luật dẫn độ được ứng dụng vào Điều 32 Luật Tương trợ tư pháp Việt Nam 2007. Dẫn độ sẽ áp dụng cho 2 đối tượng chính, bao gồm: Có hành vi phạm tội nhưng chưa bị kết án hoặc phạm nhân đã bị kết án hình sự.
Những trường hợp bị xử phạt dẫn độ
Theo quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam, những phạm nhân vi phạm các trường hợp như sau sẽ bị xử phạt dẫn độ, cụ thể gồm:
- Người vi phạm tội mà Bộ luật hình sự Việt Nam & pháp luật hình sự của quốc gia khác yêu cầu quy định hình phạt tù có thời hạn từ một năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình. Tối thiểu thời hạn chấp hành hình phạt tù vẫn còn lại ít nhất 6 tháng.
- Hành vi phạm tội phạm nhân được quy định giống như trường hợp trên, không nhất thiết phải thuộc cùng một nhóm tội hoặc cùng một tội danh phạm tội. Các yếu tố cấu thành tội phạm không nhất thiết phải giống nhau theo quy định của pháp luật Việt Nam & pháp luật của nước yêu cầu.
- Trường hợp hành vi phạm tội của người phạm tội nếu giống như trường hợp đầu tiên & xảy ra ở ngoài lãnh thổ của nước yêu cầu thì việc dẫn độ người phạm tội sẽ được thực hiện nếu theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam hành vi đó là hành vi phạm tội.
Lời kết
Qua những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ, chắc hẳn bạn đọc đã biết được Dẫn độ là gì & những trường hợp nào sẽ bị dẫn độ. Mong rằng sau khi tham khảo bạn sẽ hiểu hơn về hình thức tương trợ đặc biệt về mặt luật pháp giữa các nước này!
Có thể bạn quan tâm