spot_img
HomeNông nghiệp mớiBiện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp ở cây chuối

Biện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp ở cây chuối

Chuối là một trong những loại cây dễ trồng, không cần chăm sóc nhiều nhưng vẫn mang đến sản lượng dồi dào. Tuy nhiên, khi bà con trồng với mục đích mua bán thì cần phải lưu ý cách chăm sóc bởi giống cây này cũng có thể mắc vấn đề về sâu bệnh ảnh hưởng tới năng suất. Các bệnh thường gặp ở cây chuối gồm những loại nào? Biện pháp xử lý ra sao? Chúng tôi cùng các bạn giải đáp thắc mắc qua nội dung bài viết sau.

Các bệnh thường gặp ở cây chuối

Người nông dân thường trồng, chăm sóc cây chuối theo kinh nghiệm và phương thức canh tác truyền thống nên dễ bị sâu bệnh tấn công. Điều này làm ảnh hưởng nặng nề đến năng suất và chất lượng của sản phẩm.

Bệnh chùn đọt hay Bunchy top virus

Những cây chuối bị nhiễm virus này có lá mọc chụm lại ở các ngọn thân giả, lá nhỏ, bìa vàng, mép bị uốn cong, cuống ngắn lại. Trên các phiến lá thường có sọc xanh lợt song song với gân phụ.

Bệnh khảm lá hay Cucumber Mosai Virus

Nguyên nhân bị khảm lá là do vi rút gây hại. Cây chuối bị bệnh có lá sọc vàng từ ngoài bìa vào đến cuống. Cây thường phát triển kém, khi phát hiện cần phải đào bỏ và xử lý ngay tránh lây nhiễm toàn vườn.

Bệnh đốm lá hay cháy lá

Trường hợp này do nấm Sigatoka vàng (Mycosphaerella musicola) và Sigatoka đen (Mycosphaerella fijiensis) gây ra. Lá nhiễm Sigatoka vàng có hình bầu dục, màu nâu xen lẫn viền vàng rõ ràng. Đối với Sigatoka đen, lá có những đốm màu sậm và hay xuất hiện mặt dưới. Nấm độc này thường phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa, có sương, ẩm ướt, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất sản phẩm.

Một số biện pháp phòng trừ các bệnh thường gặp ở cây chuối

Trong trường hợp vườn chuối của bà con đã và đang bị bệnh, có chiều hướng lây lan rộng. Bạn có thể thực hiện các phương pháp phòng trừ như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ khu vườn để tạo độ thông thoáng, cắt bỏ, thu gom và tiêu hủy lá già, không tủ vào gốc cây.
  • Đào bỏ cây bị bệnh nặng, nhặt hết tất cả các củ để tiêu hủy, sử dụng các loại thuốc như Sherpa, Pyrinex, Fenbis, Sago super phun ướt đều lên lá, thân và gốc chuối.
  • Không sử dụng cây con đã nhiễm bệnh làm giống.
  • Nếu khu vườn bị nặng thì nên phá bỏ toàn bộ và trồng cây khác, khoảng 1 năm sau mới trồng lại chuối.

Kết luận

Bài viết đã cung cấp cho các bạn các bệnh thường gặp ở cây chuối. Qua đó, người nông dân lựa chọn các phương pháp xử lý sâu bệnh phù hợp, tránh ảnh hưởng năng suất, sản lượng của cây trồng. Mong rằng qua nội dung này, bà con có kỹ năng xử lý vấn đề cây chuối, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Mật độ cây trồng trong nông nghiệp quan trọng thế nào?

  2. Tìm hiểu tiêu chí của giống cây trồng tốt gồm những gì?

  3. Đầu tư trồng chuối có tốn kém không?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular