Ổ cứng là một trong những bộ phận không thể thiếu của máy tính, giúp lưu trữ tất cả các dữ liệu cá nhân. Khi đi mua sản phẩm này, có lẽ rất nhiều bạn đã từng gặp cả hai loại ổ cứng SSD và HDD. Vậy nên chọn SSD hay HDD làm ổ lưu trữ? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất nhé.
Ổ cứng SSD và HDD là gì? So sánh sự khác nhau của mỗi loại?
Trước khi đưa ra quyết định nên chọn SSD hay HDD làm ổ lưu trữ, bạn nên nắm được khái niệm và ưu nhược điểm của hai loại ổ cứng này.
Ổ cứng SSD
Solid State Drive (SSD) hay còn gọi là ổ cứng điện tử, đây là thiết bị lưu trữ dữ liệu cho máy tính và sử dụng bộ nhớ bán dẫn như SRAM, DRAM. Người ta thường ví SSD như một phiên bản cỡ lớn của USB, loại này sẽ sử dụng các con chip nhớ flash trong vi mạch.
Hiện tại có ba dòng SSD là M.2, NVMe và Sata. Trong đó ổ sata được sử dụng phổ biến cho các mẫu máy tính bàn hay laptop, còn loại M.2 và NVME chỉ xuất hiện trên các mẫu máy gần đây.
Ổ cứng HDD
HDD là viết tắt của từ Hard Disk Drive HDD (Hard Disk Drive), có chức năng lưu trữ dữ liệu cho máy tính dùng đĩa tròn phủ vật liệu từ tính và xoay trên động cơ.
Trên thị trường có 2 loại kích cỡ ổ HDD chính là 3.5 inch và 2.5 inch, trong đó dòng ổ 3.5 inch chỉ dùng cho máy tính bàn. Còn ổ 2.5 inch được sử dụng chủ yếu cho laptop nhưng cũng có thể sử dụng trên máy tính bàn.
So sánh hai dòng ổ cứng HDD và SSD
Trước đây, khi muốn sở hữu ổ cứng SSD, bạn cần bỏ ra số tiền cao hơn nhiều so với dòng ổ HDD. Tuy nhiên, ngày nay khoảng cách chênh lệch này đã dần được hạ xuống chứ không còn quá cao như trước.
HDD sử dụng một chiếc đĩa từ tính để lưu trữ dữ liệu, giữa bộ phận này là một động cơ quay. Một đầu mảnh là dụng cụ để HDD có thể đọc và ghi dữ liệu ở trên đĩa. Một bộ vi mạch ở ngoài có tác dụng điều khiển đầu mảnh đọc ghi vào đúng vị trí trên đĩa từ lúc quay. Thông thường, tốc độ là 5400 hoặc 7200 vòng/phút, thực hiện tiến hành giải mã các tín hiệu.
Ngược lại, ổ cứng SSD lại có cấu tạo hoàn toàn khác biệt so với ổ cứng HDD. SSD là 1 bo mạch được gắn chip nhớ, cho phép lưu trữ lâu dài mà không bị mất khi bị ngắt điện. Bộ điều khiển SSD ngoài tác dụng giải mã giữ liệu còn có khả năng điều khiển chip nào sẽ dùng trong mỗi lần transfer data bởi chip nhớ sẽ chết sau số lần đọc ghi nhất định.
Để giúp bạn có cái nhìn tổng quan nhất, chúng tôi sẽ đưa ra một số đánh giá về tốc độ, độ bền, âm thanh… của SSD và HDD nhé:
- Tốc độ: Bởi hình thức hoạt động của chip nhớ tốt hơn rất nhiều so với đĩa từ, chính vì vậy SSD có tốc độ đọc ghi dữ liệu vượt trội so với ổ HDD. Trong khi đó, chip nhớ khởi động lên là có thể vận hành ngay thì đĩa từ lại cần thời gian để động cơ quay đạt được đúng tốc độ.
- Độ bền: Những yếu tố ảnh hưởng từ ngoại lực bên ngoài như rung lắc, rơi,… sẽ khiến cho HDD bị sai lệch hoặc có thể ngưng hoạt động hoàn toàn. Mặt khác, SDD lại không có bộ phận chuyển động nào do đó ít chịu tác động từ bên ngoài.
- Tiếng ồn: Do hoạt động thông qua động cơ quay và sự di chuyển đầu đọc nên HDD sẽ phát ra tiếng động khi làm việc, còn SDD sẽ không gây ra tiếng động.
- Giới hạn sản phẩm: Trái ngược lại với ổ cứng HDD, chip nhớ flash của SSD sẽ chết sau một số lần đọc ghi nhất định. Chính vì vậy, trong điều kiện hoạt động thường xuyên, ổ cứng HDD sẽ có độ bền cao hơn SSD.
- Giá thành: So với HDD cùng dung lượng, một chiếc ổ cứng SSD thường có mức giá đắt hơn tới 6 – 7 lần.
Nên chọn ổ cứng SSD hay HDD làm ổ lưu trữ?
Chắc hẳn qua những đánh giá trên, bạn đã biết nên chọn SSD hay HDD làm ổ lưu trữ rồi đúng không? Nếu như nhu cầu của bạn là lưu các dữ liệu cỡ lớn như phim, ảnh hoặc game thì người dùng nên chọn ổ cứng HDD. Mặt khác, bạn là lập trình viên hay kỹ sư cần thiết bị lưu trữ với tốc độ xử lý dữ liệu cao thì nên dùng ổ SSD.
Tuy nhiên, mọi người cũng có thể sử dụng cả hai loại, đối với SSD để chạy Windows trở nên mượt mà hơn. HDD để lưu trữ các dữ liệu dung lượng lớn, đem lại những trải nghiệm tốt nhất.
Lời kết
Trên đây hợp các thông tin về hai loại ổ cứng của máy tinh SSD và HDD. Việc đưa ra quyết định nên chọn SSD hay HDD làm ổ lưu trữ tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng của từng người. Hy vọng thông qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất. Lựa chọn cho mình một ổ lưu trữ ưng ý.
Có thể bạn quan tâm