Bánh răng kim loại được xem là một trong những linh kiện phụ tùng không thể thiếu của các loại máy móc, thiết bị. Nó có vai trò giúp máy vận hành một cách trơn tru và linh hoạt hơn. Tuy nhiên, bạn đã biết loại bánh răng này được làm từ gì hay chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra nguyên liệu giúp hình thành nên bánh răng nhé.
Các loại hợp kim dùng để làm thành bánh răng
Vật liệu dùng để làm bánh răng kim loại chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện và cường độ làm việc của từng máy móc. Ví dụ như máy thường phải tiếp xúc với tiếng ồn và sự mài mòn. Nên dùng gang bởi kim loại này sẽ dễ gia công và tạo nên các hình dạng phức tạp.
Còn với các loại thiết bị sở hữu hình dạng xoắn ốc thì nên sử dụng bánh răng được làm từ đồng. Lý do là bởi đồng sở hữu khả năng chịu mài mòn tốt mỗi khi tiếp xúc với bề mặt của vật liệu.
Ngoài ra, thép carbon hoặc thép hợp kim cũng được sử dụng nhiều trong việc chế tác bánh răng cho máy móc. Đó đặc biệt thích hợp với các loại thiết bị có cường độ hoạt động cao với tần suất liên tục.
Hợp kim dùng để tạo thành các bánh răng kim loại
Một số loại bánh răng kim loại được sử dụng phổ biến hiện nay
Bánh răng vốn được dùng với mục đích truyền tải công suất giữa các trục với hiệu suất cao nhờ vào sự ăn khớp giữa hai bánh. Trên thị trường hiện nay có bán các loại bánh răng làm từ kim loại với hình dáng và công dụng khác nhau, ví dụ:
Bánh răng có hình trụ thẳng đứng
Đây là loại dùng để truyền động lực giữa hai trục, chúng được lắp song song với nhau để các răng trên bánh hoạt động dễ dàng. Loại bánh răng này thích hợp sử dụng cho thiết bị có bộ truyền động tốc độ thấp đến trung bình.
Bánh răng có phần răng bên trong
Loại bánh răng này sẽ được dùng khi thiết bị có khoảng cách tâm giữa hai bánh răng nhỏ nhưng lại yêu cầu tỉ số truyền động lớn. Nó được dùng cho các bộ truyền cần chịu tải nặng với mô – men xoắn lớn.
Bánh răng có hình dạng xoắn
Bánh răng dạng xoắn giúp truyền động lực giữa hai trục cắt nhau hoặc song song với nhau. Vì các răng trên bánh có thể ăn khớp liên tục nên khi một cặp bị văng ra thì các cặp khác vẫn có thể hoạt động như bình thường.
Do có nhiều cặp bánh răng cùng hoạt động một lúc lên nó có khả năng chịu tải tốt hơn so với bánh hình trụ thẳng. Tuy nhiên, loại này lại có lực dọc trục phát sinh trong quá trình vận hành nên thường phải tháo lắp lại.
Bánh răng côn với răng thẳng hoặc xoắn
Người ta thường sử dụng bánh răng côn để truyền động lực giữa hai trục thẳng góc với nhau hoặc đặt lệch nhau ở một góc bất kỳ. Nó hay được lắp ráp trong máy móc của các dòng xe ô tô hoặc xe vận tải.
Bánh răng côn được dùng để truyền động lực giữa 2 trục thẳng góc
Nhìn chung, bánh răng kim loại là phụ tùng không thể thiếu trong các loại máy móc hay thiết bị, xe cộ. Nếu không có nó, máy móc sẽ khó để vận hành và có thể xảy ra lỗi gây ảnh hưởng đến toàn bộ khối thiết bị. Đón đọc thêm nhiều bài viết thú vị khác tại trang Antoanaz nhé.
Có thể bạn quan tâm