spot_img
HomeMẹo hayGiải đáp: Khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào?

Giải đáp: Khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào?

Khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào là câu hỏi nhận không ít sự quan tâm. Thông thương, vào mùa mưa, nước nhiều dâng ngập lối là điều kiện lý tưởng để rắn bò đi lung tung. Chính vì vậy mà mọi người cần có những hiểu biết, kiến thức cơ bản để xử lý khi tình huống như thế này xảy ra.

Cách xử lý hiệu quả, đơn giản khi gặp rắn

Tâm lý chung của nhiều người khi thấy rắn đó là hoảng sợ, la hét ầm ĩ. Thậm chí là cố gắng đuổi đánh, đập rắn hoặc bỏ chạy. Tuy nhiên, trong tình huống này thì đây không phải là cách xử lý tốt nhất.

Bởi nó có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực, tác dụng ngược lại. Như là rắn sẽ tấn công lại bạn hoặc người trong gia đình, nhất là với trẻ em. Cho nên, khi phát hiện có rắn, bạn cần quan sát xung quanh một cách nhanh chóng.

Sau đó, tìm cách thông báo cho mọi người bên cạnh, dặn dò không được đến gần. Đặc biệt, có trẻ nhỏ thì nên đem đi xa khỏi khu vực này. Nếu là những loại rắn dễ nhận biết như:

  • Hổ mang chúa
  • Lục đuôi đỏ
  • Cạp nong
  • Cạp nia…

Bạn cần chuẩn bị găng đeo tay, mang ủng vào (nếu có) để tránh bị rắn cắn phải. Rồi dùng cây gậy dài và thật nhẹ nhàng đuổi chúng đi. Trường hợp vẫn thấy rắn nằm yên bất động trong góc nhà, chăn nệm, tủ quần áo….Hãy để đó và tuyệt đối đừng động tới chúng lúc này.

Nên tìm người có kinh nghiệm đuổi bắt rắn, họ sẽ giúp bạn cùng giải quyết vấn đề này. Cần giữ tâm lý bình tĩnh, không hoảng loạn để xử lý tình huống và hành động thật nhanh gọn, dứt khoát.

Khi bị rắn cắn thì nên và không nên làm gì?

Sau khi tìm hiểu khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào thì bạn cần biết những điều nên làm nếu bị rắn cắn phải:

  • Trường hợp bị rắn cắn phải thì đến ngay bệnh viện, cấp cứu càng sớm càng tốt
  • Nên liên hệ ngay tới phòng cấp cứu hoặc trung tâm chống độc gần với mình nhất
  • Hạn chế di chuyển nơi bị cắn (tay, chân…)càng ít càng tốt nhằm giảm lan tỏa nọc độc ra toàn thân
  • Miêu tả kỹ thời gian bị rắn cắn để bác sĩ biết bạn đang trong tình trạng ra sao
  • Mô tả về loài rắn mà bạn bị cắn cho bác sĩ xác định thuộc loại nào
  • Trong tình huống khẩn cấp, có thể dùng thuốc giảm đau Paracetamol
  • Cần tháo đồ trang sức quanh chỗ bị rắn cắn trước khi bắt đầu vết thương sưng tấy lên

khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào

Khi bị rắn cắn thì bạn không nên:

  • Cố gắng bắt hay giết rắn bởi sẽ có nguy cơ bị cắn thêm lần nữa
  • Dùng miệng hút nọc độc ra vì dễ bị nhiễm độc vào miệng
  • Buộc dây thắt vùng bị rắn cắn bởi sẽ gây hoại tử mô nhiều hơn
  • Sử dụng những loại thuốc có tác dụng chống đông máu như: Ibuprofen, Aspirin, thuốc giảm đau…

Như vậy, từ những nội dung cung cấp trong bài viết trên, hẳn quý vị bạn đọc đã biết khi gặp rắn bạn nên xử lý như thế nào. Cùng theo dõi nhiều bài viết hay, bổ ích tại Antoanaz nhé.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Tìm hiểu về loài rắn nước miền tây

  2. Những biện pháp để phòng tránh đuối nước khi tắm biển

  3. Quy trình xử lý nhớt cặn ở gara như thế nào là chuẩn?

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular