Chế biến sâu là đang trở thành giải pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao giá trị nông sản và đẩy mạnh xuất khẩu tại Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu về công nghệ chế biến sâu là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Chế biến sâu là gì?
Nếu chế biến thực phẩm sơ cấp bao gồm các công đoạn từ phân loại, giết mổ, làm sạch, làm lạnh, chia phần và đóng gói. Thì chế biến sâu chính là bước tiếp theo của việc chế biến sơ cấp thành các sản phẩm thứ cấp nhờ ứng dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến. Ví dụ như các sản phẩm đã được nấu chín hoàn toàn như giăm bông, thịt hun khói, sản phẩm thịt lên men…
Sản phẩm chế biến sâu sẽ đa dạng và dễ bảo quản, dễ sử dụng hơn. Đồng thời cũng phù hợp với nhiều nhu cầu của người dùng, từ đó giúp nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
Hiểu về công nghệ chế biến sâu như thế nào?
Thông qua tiêu chuẩn HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) sẽ giúp bạn hiểu về công nghệ chế biến sâu cụ thể hơn. Trong quy trình chế biến sâu, tiêu chuẩn này sẽ đảm nhận vai trò phòng ngừa, kiểm soát và làm giảm các vấn đề có thể gây nguy hại tới việc sản xuất thực phẩm.
Dây chuyền sản xuất đồ hộp. Ảnh minh họa Freepik
HACCP được thực hiện dựa trên 7 nguyên tắc sau:
- Phân tích các mối nguy hại (vật lý, hóa học, sinh học) và chuẩn bị danh sách các bước xử lý, phòng ngừa nếu có nguy cơ xảy ra.
- Xác định điểm quan trọng có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát ngăn ngừa, loại bỏ và giảm nguy cơ gây hại ở mức chấp nhận được.
- Xác định giới hạn cho mỗi biện pháp phòng ngừa liên quan tới CCP.
- Thiết lập thủ tục giám sát kết quả từng bước trong quy trình sản xuất.
- Thiết lập hành động khắc phục nếu quy trình giám sát có sự sai lệch so với giới hạn đã thiết lập.
- Thiết lập thủ tục lưu trữ hồ sơ hiệu quả nhằm ghi lại hệ thống HACCP đã thực hiện.
- Thiết lập thủ tục xác minh để cho thấy hệ thống phù hợp với từng điều kiện xác định.
Hiện nay nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm trên thế giới hiểu về công nghệ chế biến sâu đã và đang thực hiện các tiêu chuẩn HACCP này. Nếu Việt Nam cũng áp dụng và tuân thủ các tiêu chuẩn trên, chắc hẳn sẽ đạt được những lợi ích rõ ràng trong việc xuất khẩu nông sản sang thị trường khó tính như EU.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi đề giúp bạn hiểu về công nghệ chế biến sâu là gì và nguyên tắc thực hiện nó như thế nào. Hi vọng bài viết này thực sự hữu ích và giúp bạn biết được tầm quan trọng của công nghệ này đối với sự phát triển của ngành nông sản Việt Nam hiện nay.
Có thể bạn quan tâm