Thủy triều được biết đến là hiện tượng tự nhiên không còn xa lạ với những người sinh sống và làm nghề liên quan đến sông nước. Nhưng tác hại của thủy triều là gì thì không phải ai cũng biết. Vậy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thủy triều là gì
Thủy triều hay còn được gọi là hiện tượng mực nước biển lên và xuống trong một chu kỳ thời gian và có sự phụ thuộc vào sự biến chuyển của thiên văn.
Nói một cách đơn giản hơn, thủy triều hình thành là do sự thay đổi lực hấp dẫn giữa Mặt trăng, Mặt trời tại điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất sẽ tạo nên hiện tượng thủy triều lên (hay còn gọi là nước lên) và triều xuống (nước rút) trong khoảng thời gian nhất định trong ngày.
Lý giải cho hiện tượng này là do thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellipsoid.
Theo đó, một đỉnh nằm trực diện với Mặt Trăng gọi là miền nước lớn thứ nhất (do lực hấp dẫn tạo ra). Đối với miền nước lớn thứ hai đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (là do lực ly tâm tạo ra).
Giữa hai lần nước lớn liên tiếp được gọi là nước ròng. Khi tốc độ quay của Trái Đất ổn định thì đồng nghĩa với lực li tâm lớn nhất nằm ở xích đạo, nơi có bán kính quay lớn nhất.
Ảnh minh họa Freepik
Tác hại của thủy triều
Theo nhận định của chuyên gia, hiện tượng thủy triều sẽ gây ra nhiều thiên tai như lũ lụt, làm đất bị ngập mặn, ảnh hưởng tới mùa màng, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản. Trong đó, thủy triều đỏ và thủy triều đen là loại thủy triều gây ra nhiều tác hại nhất. Cụ thể như
- Bão khi kết hợp với thủy triều dâng sẽ tạo nên lượng nước lũ lớn, kèm theo đó là hiện tượng sạt lở đất khiến cho đất dâng lên làm tràn ngập nước vùng ven biển.
Đây cũng chính là lý do tại sao ở vùng biển người ta thường phải trồng rừng ở phía ngoài đê, nhằm hạn chế được triều cường, hạn chế tình trạng thiệt hại do thủy triều gây nên.
- Hiện tượng thủy triều kết hợp sóng thần cũng là một nguyên nhân gây nên tình trạng ngập lụt, thiệt hại về người và của. Khi mực nước thủy triều tràn về, dâng cao, tràn qua các con đê hay hồ thủy điện gây ngập úng, thiệt hại nhà cửa, mùa màng.
- Tình trạng thủy triều dâng gây nhiễm mặn ngày càng nặng nề. Đất ngập mặn lan rộng, thiếu hụt nước ngọt, ảnh hưởng đến trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất.
Nhìn chung, việc tìm ảnh hưởng ngập lụt do thủy triều gây ra cũng như việc tìm ra quy luật của thủy triều sẽ tạo điều kiện tìm ra giải pháp khắc phục hậu quả hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm