Hiện nay, việc mua bán nhà đất thông qua giấy viết tay được người bán – người mua sử dụng tương đối phổ biến. Tuy nhiên, nói về mặt pháp lý thì hình thức giao dịch này lại mang đến nhiều tình huống “tiền mất, tật mang”. Nhằm giúp bạn đọc hiểu rõ hơn, chúng tôi sẽ bật mí những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay tại bài viết dưới đây chi tiết từ A-Z!
Những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay mà người mua nên tìm hiểu
Thông qua nhiều lý do khác nhau, hiện nay việc mua bán nhà cửa – đất đai thông qua giấy viết tay được mọi người sử dụng khá phổ biến. Hầu hết người mua khi ký kết thủ tục mua bán đất đai đều không hiểu rõ những rủi ro mà hình thức giao dịch này mang lại. Bởi lẽ việc chuyển nhượng bất động sản bằng giấy viết tay là hình thức giao dịch không có sự chấp thuận từ pháp luật.
Điều này đồng nghĩa với việc giấy viết tay không có hiệu lực pháp lý. Đồng thời người mua cũng không có bất kỳ quyền lợi bảo vệ nào nếu không may xảy ra tranh chấp với người bán. Nhằm giúp cho bạn đọc có cái nhìn thực sự khách quan, dưới đây chúng tôi đã liệt kê những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay, cụ thể:
Không được luật pháp công nhận quyền sở hữu
Hình thức mua bán nhà đất bằng văn bản, có công chứng hoặc chứng thực từ chính quyền địa phương mới được coi là hợp pháp dựa theo quy định của Nhà Nước. Chính vì vậy, việc thực hiện mua – bán bất động sản bằng giấy viết tay không có công chứng được coi là vô giá trị dựa theo Điều 129 Bộ luật dân sự 2015.
Không xác minh được nguồn gốc đất đai
Hầu hết việc mua bán nhà đất bằng giấy viết tay thường xảy ra là do những nguyên do như: Người bán không có đủ giấy tờ pháp lý về nhà đất, nhà đất đang ở gặp phải tranh chấp hoặc nhận được quyết định thu hồi, giải tỏa từ địa phương,… Do đó, người mua sẽ gặp khá nhiều hạn chế về mặt pháp lý nếu sử dụng hình thức mua bán này.
Không được thế chấp ngân hàng
Nhắc đến những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay, chắc chắn không thể thiếu việc người mua không được quyền thế chấp tài sản này tại ngân hàng. Dựa theo Luật Đất Đai 2013 & Luật Kinh doanh bất động sản 2014 Việt Nam đã quy định khi thế chấp bất động sản, người dân cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất – nhà ở & giấy chứng nhận tài sản gắn liền với đất
- Quyền sử dụng nhà đất không bị kê biên bản
- Đất không có tranh chấp
Lời kết
Qua những thông tin vừa được chúng tôi chia sẻ, chắc rằng bạn đọc đã nắm được những rủi ro khi mua đất bằng giấy tay một cách chi tiết. Tốt nhất khi giao dịch, mua bán nhà đất người mua cần đảm bảo tính pháp lý thật trọn vẹn để hạn chế những tình huống tranh chấp không đáng có!
Có thể bạn quan tâm