Trong các năm qua, doanh nghiệp hoạt động theo mô hình doanh nghiệp xã hội xuất hiện ngày càng nhiều và đạt được những bước tiến đáng kể. Vậy doanh nghiệp xã hội là gì? Có các loại hình nào ở nước ta? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội được thể hiện như thế nào? Cùng tìm hiểu tất tật trong nội dung sau đây bạn nhé.
Doanh nghiệp xã hội là gì?
Doanh nghiệp xã hội là một tổ chức hoạt động kinh doanh với mục tiêu đem lại lợi nhuận lớn, để phục vụ cho cộng đồng, cho xã hội. Chứ không phải chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông hay chủ sở hữu. Trong đó nguồn lợi nhuận sử dụng tái đầu tư tối thiểu 51% tổng lợi nhuận hằng năm.
Doanh nghiệp xã hội sở hữu các đặc điểm cốt lõi sau:
- Có sứ mệnh, mục tiêu hoạt động vì cộng đồng ngay từ khi ra đời.
- Cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh.
- Trích phần lớn lợi nhuận trong kinh doanh để tái đầu tư tổ chức, phục vụ cho mục tiêu xã hội.
Các loại hình doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam
Tại Việt Nam, doanh nghiệp xã hội được chia thành các loại:
- Doanh nghiệp phi lợi nhuận
- Doanh nghiệp không vì lợi nhuận;
- Doanh nghiệp có định hướng xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội là gì?
Quyền của doanh nghiệp xã hội
- Tự do kinh doanh ngành, nghề, miễn sao không nằm trong danh sách cấm của luật pháp.
- Tự do lựa chọn hình thức tổ chức, địa bàn, quy mô kinh doanh.
- Tự do chọn phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
- Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng.
- Tự do tuyển dụng và sử dụng lao động.
- Được phép ứng dụng khoa học và công nghệ cao trong kinh doanh.
- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
- Khiếu nại, tham gia tố tụng.
- Được huy động, nhận tài trợ từ nhiều nguồn để bù đắp chi phí.
Nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội
- Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Thực hiện nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, công khai thành lập và hoạt động doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm về tính chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế đúng nghĩa vụ tài chính.
- Bảo đảm quyền, lợi ích của người lao động.
- Tuyệt đối không lạm dụng các khoản tài trợ huy động cho mục đích khác.
- Tuân thủ các báo cáo định kỳ hằng năm cho cơ quan có thẩm quyền về quá trình hoạt động, ưu đãi, hỗ trợ.
Như vậy với các nội dung trên đây bạn đã hiểu rõ doanh nghiệp xã hội là gì, kèm theo đó là các quy định về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội, cho bạn góc nhìn tổng quát hơn.
Có thể bạn quan tâm