Thị trường cà phê ở thành phố có tính cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, những vùng ven nông thôn là mảnh đất thích hợp cho nhiều người khởi nghiệp. Vậy có nên mở quán cà phê ở vùng ven nông thôn hay không? Để tránh những thất bại khi mở quán thì bạn cần trang bị cho mình những kinh nghiệm mở quán cà phê ở quê.
Có nên mở quán cà phê ở vùng ven/ nông thôn?
Hiện nay, mức sống của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao nên đòi hỏi nhu cầu đa dạng về giải trí, nghỉ dưỡng cũng quan tâm hàng đầu. Vì vậy, việc mở quán cà phê ở các vùng ven nông thôn cũng là một ý tưởng đáng để thực hiện. Đặc biệt cà phê là một phần văn hoá không chỉ dành cho giới trẻ mà nó đã trở thành một thói quen của tất cả mọi người.
Việc được thưởng thức một ly cà phê trước khi làm việc là một thói quen khá gần gũi. Vì vậy với thắc mắc có nên mở quán cà phê ở vùng ven không? Đây là một thị trường khá tiềm năng để khi bạn đang có ý định kinh doanh. Ngoài ra, các quán cafe ở vùng ven nông thôn còn khá ít nên sự cạnh tranh sẽ ít hơn ở thành phố rất nhiều.
Thế nên, nếu bạn đang có nguồn vốn và ấp ủ ý định mở quán cà phê ở vùng ven thì nên chọn những không gian thoáng mát và rộng rãi vì người dân ở đây thích những không gian mở hơn.
Ảnh minh họa Freepik
Kinh nghiệm mở quán cà phê ở vùng ven nông thôn
Khi đã biết được có nên mở quán cà phê ở vùng ven hay không? Chắc chắn bạn không nên bỏ qua những kinh nghiệm khi mở quán cà phê ở vùng ven thành công. Dưới đây là quy trình 12 bước để bạn có thể mở quán một cách hiệu quả nhất:
- Khảo sát thực tế thị trường để tiến hành mở quán cà phê.
- Lên kế hoạch kinh doanh thật chi tiết nhất.
- Bạn nên lựa chọn loại hình quán cafe theo ý tưởng đặt ra.
- Chuẩn bị số vốn đầu tư vào kinh doanh.
- Tìm kiếm mặt bằng phù hợp để tiến hành mở quán.
- Đăng ký giấy phép đăng ký kinh doanh với cơ quan có thẩm quyền.
- Thi công và thiết kế, trang trí quán cà phê theo phong cách đặt ra.
- Tham gia các khóa học pha chế để đảm bảo chất lượng.
- Lên menu đồ uống kèm giá cả phù hợp.
- Chuẩn bị và cài đặt thiết bị và vật dụng cần thiết cho quán.
- Tuyển và đào tạo đội ngũ nhân viên phục vụ quán.
- Quảng bá thương hiệu cà phê.
Khi bạn bắt đầu kinh doanh cái gì đó cũng cần có sự đầu tư chỉnh chu, nghiêm túc về thời gian, tiền bạc. Đầu tiên, bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu, phân tích, thậm chí là học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước và tìm ra giải pháp phù hợp nhất với bản thân mình. Một số câu hỏi tham khảo để bạn có thể tự tìm được câu trả lời có nên mở quán cà phê ở vùng ven hay không:
Ảnh minh họa Freepik
- Khảo sát thị trường thực tế:
- Mở quán ở đâu thì sẽ hợp lý nhất.
- Có những quán cà phê nào gần nơi mình muốn mở không.
- Quán hướng đến đối tượng khách như thế nào.
- Không gian nào được ưa thích nhất.
- Lên kế hoạch kinh doanh: sau khi xác định được thị trường, bạn cần lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp với bản thân. Bạn cần nắm được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, thách thức với mình là gì.
- Chuẩn bị đủ vốn: mở quán cà phê ở vùng ven thường cần ít vốn hơn so với ở thành phố, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí mặt bằng, nhân sự.
- Lựa chọn không gian quán phù hợp: đây có vẻ là một bước cực kỳ quan trọng với thế hệ hiện nay. Nếu bạn muốn tạo nên yếu tố khác biệt để cạnh tranh, cần phải đầu tư nhiều vào không gian quán.
- Chất lượng đồ uống: vì là ở vùng ven nên giá bán nên giao động ở mức 20.000đ đến 40.000đ. Và hãy đảm bảo chất lượng đồ uống luôn được đánh giá tốt để giữ khách.
Lời khuyên khi mở quán cà phê ở vùng ven/nông thôn
Dù không phải chịu nhiều cạnh tranh, nhưng làm sao mở quán cà phê ở vùng ven thành công vẫn là một thách thức lớn với những ai chưa có kinh nghiệm trong kinh doanh cà phê. Hiểu được nỗi niềm này, những chia sẻ trong bài có thể giúp bạn phát triển chiến lược kinh doanh của mình:
- Tạo nên một không gian thoải mái, mới mẻ, gây tò mò.
- Không vì giá thành mà bỏ qua chất lượng sản phẩm.
- Chi tiêu hợp lý, biết cách tiết kiệm tiền.
- Biết quảng cáo, marketing để tiếp cận được nhiều tầng lớp.
Với những thông tin ở trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc có nên mở quán cà phê ở vùng ven. Trước khi bắt đầu kinh doanh bạn nên lên kế hoạch thật cụ thể và chi tiết, tiến hành thực hiện các bước theo trình tự để mang lại hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm