Thời gian gần đây, nghề đàm phán đang được chú ý rất nhiều trong cả giáo dục và hoạt động doanh nghiệp. Nghề đàm phán là gì? Làm những việc gì? Bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nghề này với những thông tin cơ bản nhất.
Nghề đàm phán là gì?
Đàm phán là phương tiện cơ bản để đạt được điều mà ta mong muốn từ người/ tổ chức nào đó. Đây là quá trình giao tiếp có đi, có lại được thiết kế để thỏa thuận để chia sẻ quyền lợi, đối kháng lẫn nhau.
Nghề đàm phán là nghề chuyên thực hiện các cuộc đàm phán bằng cách đại diện cho một bên. Người làm nghề này có thể đại diện cho cá nhân, gia đình hoặc một doanh nghiệp.
Người đàm phán làm công việc gì?
Hiện tại, chuyên gia đàm phán thường làm việc cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhằm đạt được thỏa thuận với đối tác của họ. Mục tiêu của chuyên gia đàm phán là đảm bảo hiệu quả cao nhất cho khách hàng của mình, ngay cả trong những tình huống đặc biệt nhất.
Không chỉ các doanh nghiệp, có khá nhiều khách hàng cá nhân tìm kiếm chuyên gia đàm phán. Họ sẽ cần tới người đàm phán giúp đỡ mình trong các trường hợp sau đây:
- Bị bắt cóc tống tiền.
- Gặp sự cố về tranh chấp tài sản.
- Nhân viên công ty đình công, không làm việc.
Lúc này, chuyên gia đàm phán sẽ có trách nhiệm tìm được hướng giải quyết tốt nhất, thỏa mãn cả hai bên. Và mục tiêu cuối cùng chính là đảm bảo quyền lợi lớn nhất cho khách hàng của mình.
Những tố chất cần cho nghề đàm phán
Là một nghề khá HOT trong thời điểm kinh tế phát triển, khá nhiều bạn trẻ chú ý đến nghề này. Vậy cần những kỹ năng gì để có thể trở thành một chuyên gia đàm phán?
- Khả năng giao tiếp.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực.
- Sự kiên nhẫn.
- Khả năng thuyết phục.
- Kỹ năng giải quyết, tháo gỡ vấn đề một cách nhanh nhạy.
- Khả năng ra quyết định nhanh.
Chỉ khi có được những kỹ năng này, bạn mới có thể bắt đầu, nhìn nhận và giải quyết các tình huống bất ngờ. Từ đó, nắm được lợi thế trong đàm phán để mang về nhiều lợi ích nhất cho khách hàng, tổ chức của mình.
Hiện tại, có khá nhiều chương trình đào tạo kỹ năng đàm phán. Bạn có thể tìm thấy các khóa học tại những tổ chức giáo dục khác nhau. Từ đó, xây dựng những kỹ năng cần thiết để bắt đầu với nghề đàm phán.