spot_img
HomeKhám pháTìm hiểu về tính chất hóa học của NH3

Tìm hiểu về tính chất hóa học của NH3

NH3 được biết đến là một hợp chất vô cơ rất quan trọng, tính ứng dụng cao. Vậy cụ thể, NH3 là gì, tính chất hóa học của NH3 như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

NH3 là gì

NH3 là công thức phân tử của Amoniac, tên gọi bắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Amoniac là một hợp chất vô cơ có cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành một liên kết kém bền.

Phân tử NH3 có cấu tạo hình chóp, với nguyên tử nitơ ở đỉnh liên kết cộng hóa trị với 3 nguyên tử hidro ở đáy của tam giác. Do nitơ có ba electron độc thân nên có thể tạo được 3 liên kết cộng hóa trị trên với hidro (Ba liên kết N – H đều là những liên kết cộng hóa trị có phân cực: Ở N có dư điện tích âm, ở các nguyên tử H lại có dư điện tích dương).

Tính chất hóa học của NH3

NH3 có tính bazơ yếu

Amoniac có tính hóa học là một bazơ yếu. Dung dịch amoniac có khả năng làm cho quỳ tím hóa xanh và làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.

Nguyên nhân gây ra tính bazơ yếu của NH3 được xác định là do cặp electron chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N. Độ mạnh trong tính bazơ của NH3 so với một số bazơ khác đã được nhận định như sau:

Ba(OH)2 > NaOH > NH3 > Mg(OH)2 > Al(OH)3

Do có tính bazo nên NH3 có thể phản ứng với nước, axit, dung dịch muối.

Amoniac phản ứng với nước và phản ứng với axit tạo thành muối

NH3 + H2O ⇔ NH4+ + OH–

NH3(khí) + HCl(khí) → NH4Cl(khói trắng)

NH3 + H2SO4 → NH4HSO4

2NH3 + H2SO4 → (NH4)2SO4

  • Amoniac phản ứng với dung dịch muối (của các kim loại mà hidroxit có tính chất không tan) sẽ tạo thành bazơ và muối mới

2NH3+ MgCl2 + 2H2O → Mg(OH)2 + 2NH4Cl

3NH3 + AlCl3+ 3H2O →Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

Chú ý: Khi tác dụng với dung dịch muối của Cu2+, Ag+ và Zn2+, sản phẩm sẽ thu được có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan, cụ thể là: Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

 Tính khử mạnh

 Tính chất hóa học của NH3 tiếp theo chính là tính khử: phản ứng được với oxi, clo và khử một số oxit kim loại (Nitơ có số oxi hóa từ -3 đến 0, +2)

NH3 có khả năng tạo phức

Như đã nói, sự kết hợp các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử Nitơ với ion kim loại được xác định chính là nguyên nhân tạo phức sau phản ứng.

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4](OH)2 (màu xanh thẫm)

AgCl + 2NH3 → [Ag(NH3)2]Cl

Hy vọng với những chia sẻ của bài viết, bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về NH3.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

Biên Tập Viên
Biên Tập Viênhttps://antoanaz.com
Với kinh nghiệm biên tập viên nhiều năm trong lĩnh vực du lịch ẩm thực, đời sống, công nghệ mình hy vọng với những kiến thức của mình sẽ mang đến thông tin hữu ích dành cho bạn.
- Advertisment -

Most Popular