Thế nào là hoạt động tài trợ? Cùng tìm hiểu về khái niệm này trong bài viết dưới đây nhé. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về một trong những hoạt động nổi bật nhất của nền kinh tế.
Thế nào là hoạt động tài trợ?
Hoạt động tài trợ chính là quá trình cung cấp vốn cho các hoạt động khác nhau như kinh doanh, đầu tư hoặc mua bán hàng hóa. Các tổ chức tài chính như ngân hàng, có vai trò cung cấp vốn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư hay đơn giản là người tiêu dùng. Từ đó, giúp họ đạt được mục tiêu của mình.
Việc sử dụng tài chính từ nguồn tài trợ có ý nghĩa rất lớn với mọi nền kinh tế. Nó cho phép các công ty mua các sản phẩm, sử dụng các dịch vụ với giá trị cao hơn khả năng kinh tế của họ.
Nói cách khác, tài trợ chính là cách tận dụng giá trị về mặt thời gian của tiền. Từ đó đưa dòng tiền kỳ vọng trong tương lai vào sử dụng các dự án bắt đầu ngay từ thời điểm này.
Ví dụ về tài trợ trong thực tế:
Một số cá nhân có thặng dư tiền và họ muốn sử dụng nó để tạo ra lợi nhuận. Trong khi đó, nhiều người cần tiền cho những dự án, đầu tư của mình với cùng mong muốn tạo ra lợi nhuận. Hai nhóm người này tạo ra thị trường vì tiền. Ở đó, người có tiền sẽ tài trợ cho người cần tiền để tạo ra lợi ích chung.
Ảnh minh họa Freepik
Các hình thức hoạt động tài trợ trong thực tế
Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu là một khái niệm khác để chỉ quyền sở hữu trong công ty. Ví dụ một chuỗi cửa hàng cần phát triển hoạt động, thay vì đi vay và nợ, chủ sẽ bán 10% cổ phần của công ty với giá 100.000 đô la. Từ đó, có thêm tiền cho những hoạt động kinh doanh trong tương lai.
Hiện tại nhiều chủ sở hữu thích có vốn bằng cách này. Từ đó, nhà đầu tư và chủ sở hữu sẽ cùng chịu rủi ro trong kinh doanh. Tuy nhiên, họ cũng phải từ bỏ một phần quyền lợi của mình đối với kinh doanh.
Hình thức tài trợ theo cách nợ tài chính
Hầu hết chúng ta đều quen thuộc với hình thức đầu tư này. Như vay nợ ngân hàng để mua ô tô, mua xe máy hay mua nhà. Đây cũng là một hình thức tài trợ phổ biến cho các doanh nghiệp trong thời đại mới. Một số trường hợp, người nhận tài trợ theo hình thức này sẽ cần tài sản thế chấp.
Lời kết
Như vậy bạn đã có được những thông tin cần thiết để hiểu thế nào là hoạt động tài trợ. Nếu bạn cần thảo luận thêm về chủ đề này, hãy trò chuyện với chúng tôi nhé.
Có thể bạn quan tâm