Những thông tin an toàn bổ ích

Lý giải nguyên nhân tại sao quần áo khó tái chế

Ngày nay, tái chế là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu tối đa lượng rác được thải ra môi trường. Thế nhưng quần áo lại không được nhiều người lựa chọn đưa vào tái chế. Mặc dù chúng ta có thể mang quần áo đi quyên góp từ thiện nhưng đồ lót và đồ thể thao lại không tìm được hướng giải quyết thích hợp. Hãy cùng đọc bài viết sau để biết tại sao quần áo khó tái chế đến vậy.

Tìm hiểu về nền thêu dệt tuần hoàn trong ngành may mặc

Quần áo vốn được làm từ nhiều loại chất liệu khác nhau, những vật liệu như bông và vải lanh đều được làm từ sợi tự nhiên. Chúng có thể tự phân hủy sau vài tháng khi vứt bỏ tại bãi rác.

Thế nhưng, có những vật liệu được làm từ sợi nilon tổng hợp như polyester sẽ phải mất đến hàng trăm năm mới phân hủy hết. Nó cũng rất khó để phục vụ cho mục đích tái sử dụng khi đã bị sờn rách hoặc hỏng.

Tại sao quần áo lại khó tái chế

Quần áo được làm từ sợi Nilon tổng hợp rất khó tái chế

Đây cũng chính là lời giải đáp cho câu hỏi tại sao quần áo lại khó tái chế mà nhiều người thắc mắc. Chính vì vậy mà người ta đã nghĩ ra phương pháp nền thêu dệt tuần hoàn hay sự trả lại các vật liệu trong quần áo, khăn mặt… về một hệ thống nơi chúng sẽ được phân tách lại.

Thùng rác là lựa chọn cuối cùng của quần áo

Quần áo cũ ngoài việc dùng để quyên góp từ thiện thì số còn lại (chủ yếu là đồ lót, đồ thể thao làm từ polyester) sẽ bị vứt vào thùng rác. Chúng cũng không thể tái sử dụng như thủy tinh, bìa cứng hoặc không được xử lý sạch sẽ tại các nhà máy tái chế.

Vậy tại sao quần áo lại khó tái chế? Lý do là bởi trong quá trình xử lý, nó có thể gây nguy hiểm đến các trang thiết bị, máy móc. Các sợi vải dệt bị vướng vào máy phân loại khiến chúng không thể vận hành hoặc tệ nhất là chết máy.

Ngoài ra, quy trình tái chế các sản phẩm được làm từ sợi bông dệt có thể bị rút ngắn đi đáng kể sau khi hoàn tất. Sợi bông bị yếu và dễ bị hỏng hơn trong quá trìn sử dụng.

Theo một báo cáo nghiên cứu về rác thải tại thành phố Sydney của Úc có đến 7% số rác thải thu thập từ lề đường là quần áo cũ. Đây là hậu quả của sự phát triển chóng mặt từ fast fashion (hay thời trang nhanh) khiến nhiều người dễ dàng vứt bỏ quần áo của mình để mua đồ mới.

Nên làm gì với quần áo cũ?

Hầu hết hàng dệt may cũ trên thế giới hiện nay đều được thu gom để đưa ra nước ngoài xử lý và tái chế lại. Tuy nhiên, có rất ít các công ty, doanh nghiệp làm việc trong lĩnh vực này.

Chính vì vậy mà việc quyên góp quần áo cho các tổ chức phi lợi nhuận để làm từ thiện là phương pháp tốt nhất. Bạn nên lựa chọn những món đồ không bị sờn rách, còn sử dụng được để mang đi quyên góp.

Tại sao quần áo lại khó tái chế

Quần áo cũ nên làm gì?

Hy vọng bài viết của Antoanaz đã giúp bạn hiểu được tại sao quần áo lại khó tái chế. Từ đó biết được cách xử lý quần áo cũ và nên hạn chế mua những đồ không cần thiết để tránh tăng lượng rác thải cho ngành may mặc.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm

  1. Mua quần áo cho trẻ sơ sinh cần lưu ý điều gì?

  2. Chất thải rắn là gì? Quản lý chúng như thế nào?

  3. Đồ lót dùng bao nhiêu tháng thì nên bỏ và nguyên tắc sử dụng đồ lót