Những thông tin an toàn bổ ích

Người mượn nợ bỏ trốn phải làm sao?

Người mượn nợ bỏ trốn phải làm sao để để lấy lại tiền? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi tình trạng vay tiền, bùng tiền ngày càng trở nên dễ gặp trong cuộc sống. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về những quy định của Pháp luật cũng như trình tự trình báo việc này với cơ quan chức năng.

Người mượn tiền không trả có thể khởi kiện được không?

Theo quy định của Pháp luật, việc này được phân thành 2 trường hợp chính sau.

Vay nợ có giấy hợp đồng

Hợp đồng vay ở đây là sự thỏa thuận giữa các bên liên quan. Theo đó bên cho vay sẽ giao tiền/ tài sản tương đương cho bên vay. Khi đến hạn, bên vay tiền có trách nhiệm hoàn trả tài sản đã vay theo đúng số lượng, chất lượng. Đồng thời thanh toán khoản lãi suất theo thỏa thuận hoặc quy định của pháp luật.

Trường hợp vay không có hợp đồng

Không cần hợp đồng, hành vi cho vay cũng có thể được xác lập thông qua lời nói. Chính vì vậy dù không làm hợp đồng, giao kết cho vay tiền của bạn vẫn được xác lập dân sự.

Trong trường hợp này, việc chứng minh giao dịch sẽ phụ thuộc vào bản ghi âm, ghi hình, lời khai của người làm chứng… Từ đó, sử dụng nó như một căn cứ khởi kiện quan trọng.

Người mượn nợ bỏ trốn phải làm sao để lấy lại tiền?

Những trường hợp vay tiền không trả

  • Vay tiền xong bỏ trốn: Đây là trường hợp người vay có tiền nhưng không muốn trả. Họ sẽ thách thức, lẩn trốn không trả người cho vay nhằm chiếm đoạt tài sản. Lúc này bạn có thể tố giác họ về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
  • Người mượn tiền không muốn trả: Đây là hành vi vay tiền sau đó dùng nhiều thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản đã vay. Tùy từng trường hợp nó cũng có thể cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản như trên.

Cách khởi kiện khi người nợ tiền không trả?

Khi người mượn nợ của bạn bỏ trốn, bạn sẽ cần nộp hồ sơ lên Tòa án Nhân dân cấp huyện mà người vay tiền cư trú. Hồ sơ khởi kiện cần chuẩn bị sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện dân sự theo mẫu ban hành, trong đó chỉ rõ yêu cầu của bạn là kiện để đòi lại tiền đã cho vay.
  • Hợp đồng vay tiền đã thỏa thuận giữa hai bên.
  • Kết luận của cơ quan công an về hành vi vi phạm trong giao dịch vay và cho vay của hai bên.
  • Các tài liệu chứng minh khác nếu có.

Người vay tiền xong bỏ trốn bị xử ra sao?

Sau khi hồ sơ khởi kiện nộp lên, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét và giải quyết. Khi đó, người trốn nợ sẽ phải chịu hậu quả như sau:

  • Khi bị khép tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, mọi người có thể bị xử hình sự.
  • Nếu không cấu thành tội phạm mà chỉ thuộc diện hợp đồng dân sự, hai bên sẽ tiến hành hòa giải. Sau đó, thực hiện cam kết trả nợ với người cho vay tiền.

Lưu ý khi cho vay tiền để tránh bị chiếm đoạt tài sản

  • Nên xác lập hợp đồng, xác minh bằng các văn bản phù hợp để làm bằng chứng.
  • Ghi âm, ghi hình cuộc nói chuyện của bạn khi cho vay.
  • Nên có người làm chứng việc cho vay tiền của bạn, khi bạn xác lập quan hệ cho vay hay làm hợp đồng.
  • Lưu giữ những thông tin trao đổi của hai bên qua email, tin nhắn điện thoại…

Với những thông tin này, bạn đã biết người mượn nợ bỏ trốn phải làm sao. Hãy thực hiện việc lập hồ sơ, nộp hồ sơ lên tòa án để được hỗ trợ. Nếu còn điều gì băn khoăn về quy trình này, hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Antoanaz

Có thể bạn quan tâm